0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/07/2023 07:56 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An làm Chủ tịch EVN

Theo dõi KT&TD trên

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An được điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch EVN. Quyết định do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 19/7 và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An làm Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trở về làm Chủ tịch EVN.

Trước đó, Chủ tịch EVN là ông Dương Quang Thành đã chính thức nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/5.

Việc ông Đặng Hoàng An trở lại EVN đảm nhiệm vị trí Chủ tịch được cho là phù hợp, khi ông An từng giữ chức Tổng Giám đốc EVN trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương năm 2018.

Ông Đặng Hoàng An sinh ngày 16/10/1965 tại Bắc Giang. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành năng lượng điện tại Cộng hòa Czech và tốt nghiệp thạc sĩ quản lý hệ thống điện và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Châu Á tại Thái Lan, thông thạo tiếng Anh, tiếng Tiệp Khắc, trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An đã trải qua nhiều vị trí công tác và đảm nhận các chức trách lãnh đạo quản lý trong ngành điện lực: Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia; Trưởng Ban Kỹ thuật lưới điện EVN; Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1; Trưởng Ban Kế hoạch EVN; Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc EVN.

Ông An làm Chủ tịch EVN trong bối cảnh Tập đoàn đang đối diện với nhiều thách thức liên quan đến việc cân đối tài chính, đảm bảo vận hành an toàn của hệ thống trước sự gia tăng ngày càng lớn của nguồn điện tái tạo cũng như cung ứng đủ điện cho phát triển đất nước trước nhu cầu phục hồi sau đại dịch.

Bộ Công Thương cho biết, năm 2022, EVN thua lỗ 26.200 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện đầu vào tăng cao. Giá than tăng gấp hơn 3 lần, có thời điểm tăng gấp 4-5 lần. Giá khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi.

Tuy vậy, trong 4 năm nay giá bán lẻ điện bình quân không được điều chỉnh, khiến EVN đối diện với những khó khăn và có nguy cơ mất cân bằng tài chính nếu không điều chỉnh giá điện.

EVN cũng đang phải giải quyết những khó khăn liên quan đến đàm phán giá điện với các nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời trong diện chuyển tiếp, trong bối cảnh những cơ chế đàm phán đang còn nhiều vướng mắc.

Kim Oanh

Bạn đang đọc bài viết Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An làm Chủ tịch EVN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.