0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 18/01/2024 14:28 (GMT+7)

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Quy định các biện pháp xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Theo dõi KT&TD trên

Sáng ngày 18/1, với 450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,28%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trước khi luật này được thông qua, Báo cáo tiếp thu, giải trình trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng theo đúng chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Quy định các biện pháp xử lý sở hữu chéo ngân hàng - Ảnh 1
Kết quả biểu quyết.

Liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay, có ý kiến cho rằng biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu cổ phẩn, giảm giới hạn cấp tín dụng chưa xử lý được vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối như thời gian vừa qua, quan trọng là việc giám sát thực thi.

UBTVQH thống nhất với ý kiến của ĐBQH, bên cạnh quy định việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng và một số quy định trong tổ chức, quản trị, điều hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin.

Trong đó, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải thực hiện cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, UBTVQH đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả phối hợp với bộ, ngành có liên quan, đồng thời có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng.

Một điểm đáng chú ý khác là về hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu luật hoá để có chế tài ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của nhân viên tổ chức tín dụng, như việc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.

Ý kiến khác đề nghị không nên cho ngân hàng thương mại liên kết bán bảo hiểm; cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ. Về vấn đề này ông Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Đồng thời, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề can thiệp sớm tổ chức tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng điểm a và b khoản 2 Điều 159 của dự thảo Luật quy định tổ chức tín dụng phải thuyết minh rõ số dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ trong báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính niêm yết công khai tại dự thảo Luật.

Theo UBTVQH, tại Điều 154 của dự thảo Luật đã quy định việc công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt. Do vậy, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, UBTVQH xin tiếp thu ý kiến của ĐBQH theo hướng quy định về dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ như tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 159 của dự thảo Luật.

Về chấm dứt can thiệp sớm, có ý kiến cho rằng, tại Điều 161 cần quy định thống nhất việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản áp dụng và chấm dứt can thiệp sớm tại dự thảo Luật tương tự như quy định tại khoản 3 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

UBTVQH đã chỉnh lý điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 161 theo hướng Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc thực hiện văn bản yêu cầu khi Tổ chức Tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến can thiệp sớm. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, giám sát và bảo đảm thực trạng của tổ chức tín dụng đã khắc phục được tình trạng dẫn đến can thiệp sớm.

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH chỉnh lý theo hướng quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tại khoản 3 Điều 200 và về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để thu hồi nợ tại khoản 15 Điều 210 của dự thảo Luật.

Về hiệu lực thi hành, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, riêng Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Quy định các biện pháp xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Phát động tiêu dùng xanh, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường
Ngày 6/9/2024, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội và Trung tâm thương mại BigC Thăng Long tổ chức Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.
Người thuê đất có những quyền gì?
Theo Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế được “cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất”.
Lừa đảo mạo danh thương hiệu: Người tiêu dùng cần cảnh giác
Trong thời đại số hóa, các chiêu trò lừa đảo mạo danh thương hiệu đang ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Các đối tượng xấu thường lợi dụng danh tiếng của các thương hiệu uy tín để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.

Tin mới

Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.
Đồng Nai: Không có giấy phép môi trường, Công ty TNHH Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định số 2568/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Con Cò Vàng (địa chỉ trụ sở tại Lô 5, đường số 1, Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) với số tiền 320 triệu đồng.
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vĩnh Phúc không đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: UBND huyện Bình Chánh có nhiều thiếu sót tại dự án Hương lộ 4
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 739/KL-TTr liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, quản lý quỹ đất sau bồi thường tại dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.