0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 19/02/2025 11:47 (GMT+7)

Thông qua loạt cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Theo dõi KT&TD trên

Quốc hội đã thông qua các cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt về huy động, bố trí vốn; trình tự thủ tục đầu tư; phát triển mô hình TOD... để phát triển đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Thông qua loạt cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - Ảnh 1
Các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Nghị quyết được thông qua với 100% đại biểu tán thành.

Theo Nghị quyết, về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến, Thủ tướng Chính phủ được quyết định nhiều nội dung. Theo đó, căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho TP. Hồ Chí Minh trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.

Việc phân bổ vốn quy định tại điểm này được sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác; trường hợp sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm thì không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ được quyết định huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài.

Hội đồng nhân dân Thành phố có trách nhiệm cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách địa phương làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến theo Nghị quyết từ các nguồn: Ngân sách địa phương trong các kỳ trung hạn và hằng năm bao gồm cả vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho vay lại, vốn trái phiếu chính quyền địa phương; Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hằng năm (nếu có) mà không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ủy ban nhân dân Thành phố được quyết định bố trí vốn từ ngân sách Thành phố trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm trước khi có quyết định đầu tư để triển khai thực hiện một số hoạt động phục vụ cho dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD. Trong đó có nhiệm vụ chi của chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án; đào tạo nguồn nhân lực của cơ quan nhà nước, đơn vị quản lý dự án, đơn vị vận hành khai thác, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu; Chi trả dịch vụ tư vấn; Chi trả cho hoạt động quy hoạch liên quan đến phương án tuyến công trình, vị trí công trình trên tuyến đường sắt đô thị và quy hoạch khu vực TOD; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Thực hiện công tác truyền thông và công việc khác phục vụ chuẩn bị đầu tư dự án.

Để thực hiện các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, Ủy ban nhân dân Thành phố được quyết định: Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương hằng năm; Ứng trước dự toán ngân sách địa phương năm sau bảo đảm không quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương đã được phê duyệt.

Ngoài các chính sách trên, Quốc hội cũng quyết nghị nhiều chính sách đặc biệt về trình tự, thủ tục đầu tư dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD; Phát triển đô thị theo mô hình TOD; Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách về vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; Các quy định áp dụng riêng cho TP. Hồ Chí Minh.

Trong tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu, đối với việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu các gói thầu EPC, gói thầu tư vấn sử dụng nhà thầu nước ngoài, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ thẩm định khi được cơ quan có thẩm quyền mời.

Quang Đức

Bạn đang đọc bài viết Thông qua loạt cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ra công điện ứng phó với bão Wipha
Sáng ngày 19/7, cơn bão Wipha đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 3 với cường độ mạnh, có khả năng gây mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ra công điện về việc phòng chống ảnh hưởng của bão.
Trà ướp sen: Nghệ thuật của sự dịu dàng
Trà ướp bông sen không chỉ là một thức uống thanh tao mà còn là nghệ thuật của sự dịu dàng, nơi hương sen thanh khiết và vị trà tinh tế hòa quyện, mang đến những phút giây tĩnh lặng, chạm sâu vào tâm hồn người thưởng trà.

Tin mới

Bất động sản nghỉ dưỡng giảm giá để kích cầu, khách mua vẫn thận trọng
Mặc dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang có dấu hiệu khởi sắc về nguồn cung sau thời gian dài trầm lắng, nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Nhiều chủ đầu tư buộc phải giảm giá bán từ 5-7% để kích cầu, song hiệu quả vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Giá vàng tiếp tục giảm, cổ phiếu tăng vọt
Giá vàng đang hướng tới tuần giảm giá do đồng USD mạnh hơn và các báo cáo kinh tế tích cực từ Mỹ. Cổ phiếu châu Á tăng theo đà của Phố Wall, nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ và lợi nhuận doanh nghiệp tích cực bù đắp cho nỗi lo về thuế quan.
Hộ kinh doanh thích nghi nhanh với hoá đơn điện tử
Sau hơn một tháng triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, ngành Thuế ghi nhận kết quả vượt kỳ vọng, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành vi tuân thủ của hộ kinh doanh, nhóm đối tượng vốn quen với mô hình kinh doanh truyền thống, không hóa đơn.