0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 28/09/2024 15:39 (GMT+7)

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Do doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính cho biết, về điều kiện sắp xếp cơ sở nhà đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp: Theo Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP), điều kiện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp là phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, theo đó, căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, các DNNN lập phương án sử dụng đất tỉnh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi lấy ý kiến UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất khi CPH.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ CPH chậm thời gian qua là do một số doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về sắp xếp (không thực hiện kê khai hoặc chậm kê khai, báo cáo, tổng hợp, lập phương án sắp xếp để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt) mặc dù quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã thực hiện hơn 20 năm; một số địa phương chậm xử lý hoặc không có ý kiến khi Bộ Tài chính gửi xin ý kiến về phương án sắp xếp lại nên không phê duyệt được; nhiều doanh nghiệp đến sát thời điểm CPH mới thực hiện kê khai, báo cáo để sắp xếp nhà, đất với khối lượng từ vài trăm đến vài nghìn cơ sở nhà, đất đóng trên địa bàn cả nước, dẫn tới việc sắp xếp nhà, đất không kịp hoàn thành trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng tiến độ CPH. Ngoài ra, nhà, đất của các doanh nghiệp quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng chưa đúng quy định (bố trí nhà để ở, để trống...) còn diễn ra; chưa có hồ sơ pháp lý hoặc thất lạc, mất dẫn đến khó khăn trong công tác sắp xếp lại, xử lý.

Cùng với đó, tại Báo cáo giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất cần "tách công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khỏi quy trình CPH DNNN vì rà soát hiện trạng nhà, đất là nhiệm vụ thường xuyên cả trước, trong và sau CPH của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai để bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả sử dụng đất tránh hoang hóa, lãng phí chứ không phải chỉ để thực hiện công tác CPH, thoái vốn".

Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ CPH, Bộ Tài chính đề xuất quy định theo hướng vẫn giữ nguyên quy định về điều kiện doanh nghiệp CPH phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, bổ sung một số trường hợp loại trừ, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trừ một số cơ sở nhà, đất (không bao gồm đối với những diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc một trong các trường hợp sau: Cơ sở nhà, đất có nguồn gốc hình thành, hồ sơ pháp lý không rõ ràng; Cơ sở nhà, đất có biến động phức tạp về lịch sử sử dụng (đổi tên, sáp nhập, chia tách, điều chuyển giữa các đơn vị); Cơ sở nhà, đất có hồ sơ bị thất lạc; Các trường hợp do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng đến tiến độ CPH doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xác định cơ sở nhà, đất thuộc các trường hợp nêu trên và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan được giao nhiệm vụ quyết định CPH, đồng thời vẫn phải tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai. Doanh nghiệp CPH phải thuyết minh, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong phương án CPH, khi thực hiện bán đấu giá cổ phần doanh nghiệp lần đầu cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp trong và sau quá trình cổ phần hóa có trách nhiệm tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất này theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.

Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Tháo gỡ khó khăn cho quá trình cổ phần hóa

Đánh giá tác động đối với đề xuất quy định nêu trên, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP quy định cụ thể phạm vi, đối tượng phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương cũng như của doanh nghiệp cấp trên và doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất trong việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Vì vậy, các trường hợp cơ sở nhà, đất của doanh nghiệp thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP thì phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đây là công tác thường xuyên, liên tục (trước, trong và sau quá trình cổ phần hóa DNNN) nhằm quản lý, sử dụng nhà, đất theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn tài lực quốc gia, không phải chỉ phục vụ cho công tác CPH DNNN.

Việc quy định sửa đổi, bổ sung như trên tại dự thảo tháo gỡ khó khăn cho quá trình CPH khi doanh nghiệp CPH gặp khó khăn vướng mắc trong việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đồng thời quy định trách nhiệm phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của cơ quan đại điện chủ sở hữu/HĐTV/Chủ tịch công ty vẫn phải hoàn thành theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải công bố thông tin rộng rãi đến nhà đầu tư khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng đảm bảo công khai minh bạch rõ ràng.

Do đó, việc quy định như trên đảm bảo doanh nghiệp CPH thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật CPH.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Kính mắt Việt Tín: Âm vốn chủ sở hữu, khối nợ phình to
Mặc dù quy mô tài sản, doanh thu đều ghi nhận tăng trưởng mạnh qua từng năm, thế nhưng vốn góp tại Kính mắt Việt Tín luôn duy trì ở mức 1,5 tỷ đồng. Vốn góp ít, trong bối cảnh lỗ luỹ kế là nguyên nhân khiến doanh nghiệp này âm vốn chủ sở hữu hơn 40,8 tỷ đồng trong năm 2023.
Mạng lưới siêu nhà máy sản xuất toàn cầu của Chery
Tập đoàn Chery đã đạt nhiều thành công với các mẫu xe ô tô OMODA & JAECOO nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến và mạng lưới siêu nhà máy trên khắp thế giới. Thành công này không chỉ thể hiện sự tín nhiệm của người tiêu dùng mà còn cho thấy sức mạnh sản xuất toàn cầu của Chery.

Tin mới

Vàng nhẫn liên tục lập đỉnh mới
Giá vàng nhẫn trên thị trường Việt Nam đang trải qua những biến động mạnh mẽ, liên tục phá đỉnh và đạt mức cao kỷ lục. Sự gia tăng chóng mặt của giá vàng nhẫn không chỉ phản ánh những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính trong nước mà còn chịu ảnh hưởng từ bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Thị trường trà Việt Nam: Cuộc đua mới đầy tiềm năng
Thị trường trà Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh giá cà phê nguyên liệu tăng cao. Các chuỗi trà sữa và cà phê đang mở rộng quy mô, tập trung vào các sản phẩm trà đặc sản và trà cổ thụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Tạm giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua huy động tiền đầu tư bất động sản
Nguyễn Thị Thoan thông tin tới nạn nhân về việc Thoan có một người anh trai làm ăn giỏi trong lĩnh vực đầu tư bất động sản đang có nhu cầu tìm người góp vốn chung. Tin tưởng Thoan, nạn nhân đã chuyển hơn 7,2 tỷ đồng đầu tư. Toàn bộ số tiền trên Thoan đã lừa đảo chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Bất động sản Long An: Cơ hội sẵn sàng bứt phá trong tương lai
Ngày 26/9, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phát hành báo cáo nghiên cứu: Phát triển đô thị và thị trường bất động sản tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.