0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 21/05/2025 06:52 (GMT+7)

Tăng thuế thuốc lá: Lợi ích kinh tế và xã hội vượt trội

Theo dõi KT&TD trên

Tăng thuế thuốc lá giúp giảm bệnh tật, tạo thêm việc làm và nâng cao nguồn thu ngân sách, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và kinh tế.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có giá thuốc lá thấp nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020, giá một bao thuốc lá phổ biến ở Việt Nam chỉ khoảng 0,9 USD. So với 19 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, mức giá này đứng gần cuối bảng, xếp thứ 15.

Tăng thuế thuốc lá – Cơ hội giảm bệnh tật và thúc đẩy phát triển kinh tế - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, bà Phan Thị Hải, cho biết mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 103.000 trường hợp tử vong liên quan đến việc hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc chủ động và tiếp xúc khói thuốc thụ động. Một báo cáo năm 2022 từ Hội Kinh tế y tế ước tính chi phí y tế và thiệt hại kinh tế do thuốc lá gây ra tại Việt Nam lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,5 tỷ USD và chiếm khoảng 1,14% GDP. Trong đó, chi phí điều trị bệnh trực tiếp chiếm 16,4 nghìn tỷ đồng, chi phí gián tiếp do mất khả năng lao động là 5,9 nghìn tỷ đồng, còn lại 85,8 nghìn tỷ đồng liên quan đến các ca tử vong sớm.

Bà Phan Thị Hải nhấn mạnh, những chi phí này hoàn toàn có thể phòng tránh được, nhưng lại đang gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế hiện tại và tương lai cho đất nước, thậm chí gấp 5 lần tổng thu thuế từ thuốc lá đóng góp cho ngân sách.

Theo bà Hải, việc tăng thuế và giá thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm này. Thuế cao khiến giá thuốc tăng, khiến nhiều người hút thuốc có xu hướng bỏ thuốc hoặc giảm lượng hút, đồng thời ngăn chặn người chưa hút, đặc biệt là giới trẻ, tiếp cận thuốc lá.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại rằng tăng thuế thuốc lá sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Song thực tế cho thấy, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác nhau chứng minh rằng chính sách thuế thuốc lá cao không những không gây ảnh hưởng tiêu cực mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế. Tiền chi cho thuốc lá khi không còn được dùng sẽ chuyển sang các ngành sản xuất khác, tạo thêm việc làm và kích thích sản xuất.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2017 khẳng định: giảm tiêu thụ thuốc lá không làm giảm tổng lượng việc làm trong nền kinh tế. Thay vào đó, chi tiêu của người hút thuốc chuyển hướng sang các hàng hóa và dịch vụ khác, tạo ra công ăn việc làm mới thay thế cho ngành thuốc lá.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng tăng thuế thuốc lá có thể tạo ra thêm hàng trăm nghìn việc làm mới. Cụ thể, tăng thuế thêm 60% sẽ làm tăng tổng sản lượng trong các ngành ngoài thuốc lá thêm 0,18% và số việc làm thêm 0,24%, tương đương hơn 120.000 việc làm, đủ bù đắp cho những mất mát nhỏ về việc làm trong ngành thuốc lá.

Ngoài ra, báo cáo Ngân hàng Thế giới năm 2019 cũng cho thấy phần lớn người dân, đặc biệt nhóm thu nhập thấp, sẽ hưởng lợi khi giá thuốc lá tăng. Việc tăng thuế góp phần làm giảm tỷ lệ hút thuốc, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong sớm và giảm tình trạng nghèo đói do chi phí y tế tăng cao liên quan đến thuốc lá.

Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ thúc đẩy người tiêu dùng giảm hoặc bỏ thuốc mà còn giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người dân và gia đình họ. Đồng thời, nguồn thu tăng từ thuế có thể được tái đầu tư vào các chương trình xã hội và y tế, tạo ra nhiều tác động tích cực hơn cho xã hội.

Cải cách hệ thống thuế thuốc lá chính là hướng đi “cùng thắng” giữa bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, giúp tái đầu tư hiệu quả vào những ưu tiên phát triển của đất nước.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Tăng thuế thuốc lá: Lợi ích kinh tế và xã hội vượt trội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lần đầu tiên trong lịch sử Bitcoin vượt mốc 120.000 USD
Trưa nay (14/7), Bitcoin đã vượt qua ngưỡng 120.000 USD lần đầu tiên, đặt dấu mốc quan trọng đối với đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư dường như đang đặt cược vào những chính sách được mong chờ trong tuần này.
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Tin mới

Bảo vệ hàng thật, lấy lại niềm tin
Cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa qua lại nóng lên bởi những thông tin chung quanh chiến dịch chống hàng giả, hàng kém chất lượng do Thủ tướng Chính phủ khởi động, chỉ đạo.
Khởi tố 18 bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế và các công ty liên quan
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các công ty có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; khởi tố 18 bị can.
Tiêu dùng thông minh lên ngôi trong kỷ nguyên số
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng được định hình bởi công nghệ số, hành vi tiêu dùng của con người đã trải qua những thay đổi căn bản. Khái niệm "tiêu dùng thông minh" không còn là xu hướng mà đã trở thành lối sống tất yếu của đa số người tiêu dùng.