Dù không nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng Italy gây chú ý với mức tăng gấp 12 lần trong tháng 6/2023.
Để nuôi trồng thủy sản ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu thuỷ sản cả về số lượng và chất lượng phục vụ chế biến, xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2023.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các địa phương theo dõi diễn biến giá gạo trên địa bàn, báo cáo khi có dấu hiệu khan hiếm. Đồng thời, tăng cường quản lý giá, niêm yết giá gạo trước tình hình giá gạo tăng nóng, diễn biến phức tạp.
6 tháng đầu năm, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện lượng hàng Trung Quốc mua có thể đã đủ dùng trong nước nên giá hồ tiêu khó tăng trở lại. Tuy nhiên, nguồn cung thiếu hụt do mất mùa, nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ là yếu tố tích cực cho giá hồ tiêu.
Các quan chức Philippines đang xem xét gia hạn giảm thuế nhập khẩu đối với gạo và một số loại hàng hóa khác, kéo dài sau năm 2023, nhằm giảm áp lực lên lạm phát, hiện vẫn ở mức cao hơn mục tiêu.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 22-24 nghìn tấn thủy sản sang các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), trong khi đó nước này nhập khẩu 250 nghìn tấn thủy sản mỗi năm. Điều đó cho thấy răng thị trường còn dư địa rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Tuần qua, giá gạo tiếp tục tăng mạnh tại hầu hết các trung tâm xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á. Nguyên nhân là do tâm lý lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung sau lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Theo thống kê, trong tháng 7/2023, Việt Nam có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 19,6 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Việc nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu gạo, chẳng hạn như Ấn Độ, Nga, UAE, đã tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo, đồng thời mang lại lợi ích cho người trồng lúa, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long, giúp nâng cao thu nhập của họ.
Trước bối cảnh tình hình xuất khẩu gạo phức tạp, một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga) cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương yêu cầu thương nhân xuất khẩu gạo báo cáo gấp trước 3/8.
Trước thông tin một số doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị mất các lô hàng xuất khẩu tiêu, quế, hồi, hạt điều sang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) do gian lận thương mại, Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo các bộ có liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang cùng lúc đối mặt với những khó khăn chưa từng có khi lâm vào tình trạng khan hiếm đơn hàng, đối mặt với các rào cản thương mại...
Việc hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ làm dấy lên lo ngại về nguồn cung mặt hàng chủ lực này khiến giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong tuần qua.
Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2023 ước tính Việt Nam xuất siêu 15,23 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,58 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,81 tỷ USD.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây, cho biết, giữa tháng 8, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra thực địa về dừa tươi Việt Nam để xem xét cho phép xuất khẩu chính ngạch sang nước này.
Trong tháng 7, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.