0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 16/12/2023 14:58 (GMT+7)

Sở Y tế TPHCM: Không chủ quan với COVID-19

Theo dõi KT&TD trên

Theo ghi nhận mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 24/11/2023, số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục giảm so với giai đoạn trước đó.

Riêng vùng Tây Thái Bình dương đang là vùng duy nhất có số ca mắc tăng, trong đó, đáng lưu ý là các quốc gia Úc, New Zealand, Singapore, đảo Guam và Brunei Darussalam.

Theo ghi nhận mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 24/11/2023, số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục giảm so với giai đoạn trước đó. Riêng vùng Tây Thái Bình dương đang là vùng duy nhất có số ca mắc tăng, trong đó, đáng lưu ý là các quốc gia Úc, New Zealand, Singapore, đảo Guam và Brunei Darussalam.

Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ số ca COVID-19 mắc mới trên toàn cầu trong 28 ngày qua (từ ngày 23/10/2023 đến ngày 19/11/2023)

Dữ liệu của WHO cho thấy, số ca mắc mới và tử vong trên toàn cầu tiếp tục giảm so với giai đoạn trước đó, với hơn nửa triệu ca mắc mới và hơn 2,400 ca tử vong mới (giảm tương ứng 13% và 72%). Một điều đáng lưu ý đó là một biến thể của Omicron là BA.2.86 đã được WHO nâng cấp từ biến thể giám sát (VUM) lên thành biến thể được quan tâm (VOI). Tính theo thời điểm hiện nay, WHO đang theo dõi 04 biến thể VOI của SARS-CoV-2, bao gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5 và BA.2.86.

Từ tháng 7/2023 đến tháng 11/2023, Sở Y tế TPHCM tiếp tục phối hợp với Tổ chức Oucru duy trì giám sát các biến thể của vi rút SARS-CoV2 trên địa bàn thành phố, có 8 mẫu bệnh phẩm có đủ tải lượng vi rút COVID-19 được giải mã gen, kết quả như sau: tất cả đều thuộc biến thể của Omicron. Cụ thể như sau: XBB.1.9 (4 chủng), XBB.1.16 (2 chủng), BA.2.75 (1 chủng), BA.2.86.1 (1 chủng). Như vậy, trong khi biến thể EG.5 là phổ biến nhất đang được ghi nhận tại 89 quốc gia thì biến thể này hiện vẫn chưa được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kể từ ngày có hiệu lực Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, hiện tại trong hệ thống các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh chưa ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 mới cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang tăng ở một số nước như hiện nay thì nguy cơ số ca mắc tại Thành phố gia tăng trở lại là khó tránh khỏi, nhất là vẫn còn một biến thể EG.5 chưa xuất hiện trên địa bàn thành phố trong khi lại là biến thể phổ biến tại các nước.

Trước tình hình này, Sở Y tế yêu cầu: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tăng cường giám sát ca bệnh, giám sát các biến thể COVID-19 lồng ghép trong giám sát tác nhân viêm hô hấp tính, đồng thời đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trên toàn thành phố; Các cơ sở điều trị tăng cường chẩn đoán, phát hiện những trường hợp mắc COVID-19 trên những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao để có chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ biến chứng hoặc tử vong, các cơ sở cần đảm bảo việc sẵn sàng phân luồng điều trị khi cần, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Sở Y tế khuyến cáo người dân khi có triệu chứng hô hấp cấp tính (sốt, ho khó thở,....) nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có bệnh nền; Người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường, tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai nên làm xét nghiệm sớm và tiêm phòng vắc xin phòng ngừa cúm, viêm phổi để chủ động phòng ngừa các bệnh lý hô hấp khác. Ngoài ra, người dân nên thường xuyên theo dõi thông tin tình hình dịch trên thế giới, những người đi, đến, về từ các nước đang có số ca mắc tăng nên tự theo dõi sức khỏe, đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, và khi trở về Việt Nam cần tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng như người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường, tim mạch, người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai.

SỞ Y TẾ TP.HCM

Bạn đang đọc bài viết Sở Y tế TPHCM: Không chủ quan với COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.