0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 15/08/2023 07:29 (GMT+7)

Đầu tư Tài sản Koji (KPF) bị cưỡng chế gần 11 tỷ đồng tiền nợ thuế

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Đầu tư Tài sản Koji (HoSE: KPF) vừa công bố thông tin bất thường về việc nhận được loạt quyết định từ Cục Thuế TPHCM về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng.

Theo công bố của Đầu tư Tài sản Koji, ngày 26/7, Cục thuế TP. HCM đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng của KPF mở tại các ngân hàng.

Tổng số tiền bị cưỡng chế là 10.846.015.924 đồng. Lý do bị cưỡng chế là KPF có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định. Đến ngày 11/8, KPF đã nhận được quyết định trên và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Công ty.

Đầu tư Tài sản Koji KPF bị cưỡng chế gần 11 tỷ đồng tiền nợ thuế

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, Đầu tư Tài sản Koji ghi nhận 1 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính đạt 27,26 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lao dốc 60,5% so cùng kỳ, về còn 18,5 tỷ đồng.

Theo KPF, 6 tháng đầu năm công ty có nguồn thu từ hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty con và có ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TTC Deluxe Sài Gòn. Công ty cũng trích lập dự phòng rủi ro khoản đầu tư vốn vào Công ty liên kết khiến lợi nhuận sụt giảm.

Tại thời điểm 30/6/2023, tổng tài sản của Koji tăng 10% lên 890 tỷ đồng. Phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn 404 tỷ đồng (chiếm 45% tổng tài sản) và đầu tư tài chính dài hạn 483 tỷ đồng (chiếm 54% tổng tài sản). Tiền mặt của công ty chỉ có gần 1,9 tỷ đồng (nhỏ hơn rất tiền so với số tiền bị cưỡng chế theo quyết định trên).

Đầu tư Tài sản Koji KPF bị cưỡng chế gần 11 tỷ đồng tiền nợ thuế

Mới đây, KPF thông báo bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Khánh Toàn thay thế cho ông Hoàng Văn Hậu từ ngày 08/08. Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979) vừa trúng cử Thành viên HĐQT của KPF nhiệm kỳ 2023 - 2028, sau khi được ĐHĐCĐ bất thường 2023 thông qua.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Hậu (sinh năm 1964) từ nhiệm “vì lý do bận công việc cá nhân” dù chỉ mới ngồi "ghế nóng" KPF từ ngày 25/4. Sau đó được gần 1 tháng, ngày 15/6, ông Hậu đã có đơn từ nhiệm.

Cùng thời điểm thay đổi Chủ tịch, HĐQT KPF cũng thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Theo đó, KPF sẽ chào bán hơn 9,7 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền, tổng giá trị theo mệnh giá gần 97,4 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ phát hành là 16%, giá chào bán 10.000 đồng/cp.

Thời gian phát hành dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2023-2024 sau khi được Ủy bạn Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Dự kiến sau khi hoàn tất đợt chào bán, vốn điều lệ Công ty tăng từ gần 609 tỷ đồng lên hơn 706 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được dùng để bổ sung vốn thực hiện cho các hoạt động giao dịch liên quan đến hợp tác đầu tư kinh doanh, khai thác, chế biến khoáng sản cao lanh với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ bao gồm nhưng không giới hạn việc bổ sung vốn lưu động cho Công ty. Nguồn vốn có thể được luân chuyển linh động để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong từng thời kỳ.

Đầu tư Tài sản Koji KPF bị cưỡng chế gần 11 tỷ đồng tiền nợ thuế
Đầu tư tài chính Koji (KPF) mua thêm trái phiếu của 3 công ty để sở hữu tài sản đảm bảo

Ngoài ra, KPF cũng vừa quyết định nhận chuyển nhượng trái phiếu của trái chủ tại các tổ chức phát hành là Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu (PHI), Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm (CLA) và CTCP Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Sơn (PAI).

Cụ thể, KPF sẽ nhận chuyển nhượng tối đa gần 83.500 trái phiếu của 3 mã PHICH2124001, CLACH2124003 và PAICH2124001. Cũng cần lưu ý, KPF hiện đang là trái chủ của PHICH2124001 và PAICH2124001.

Với mệnh giá mỗi trái phiếu là 10 triệu đồng, ước tính tổng giá trị chuyển nhượn là 834,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nhận chuyển nhượng dự kiến 100%.

Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 3 – quý 4/2023. Sẽ được thực hiện ngay sau khi có sự chấp thuận của ĐHĐCĐ bất thường 2023 và được thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận giữa các bên gồm KPF, trái chủ và tổ chức phát hành.

Lý do nhận chuyển nhượng để xử lý các tài sản đảm bảo trái phiếu thông qua việc giải chấp tài sản đảm bảo của trái phiếu mã PHICH2124001, CLACH2124003 và trái phiếu PAICH2124001 và chuyển nhượng tài sản đảm bảo trên cơ sở được sự chấp thuận của trái chủ.

Được biết, trái phiếu PHICH2124001 do Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu phát hành, tài sản đảm bảo là dự án Khu dân cư sinh thái Vườn Tài; trái phiếu CLACH2124003 do Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm phát hành, tài sản đảm bảo là các biệt thự khu du lịch sinh thái Prime – Prime Resort and Hotels; và trái phiếu PAICH2124001 do CTCP Đầu tư Nông nghiệp Sạch Phú Son phát hành, tài sản đảm bảo là các biệt thự khu du lịch sinh thái Prime – Prime Resort and Hotels.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư Tài sản Koji (KPF) bị cưỡng chế gần 11 tỷ đồng tiền nợ thuế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.