0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 14/01/2023 08:03 (GMT+7)

Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi

Theo dõi KT&TD trên

Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh

Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh

Theo quy định, sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng giống như các loại hình nhà ở khác và đủ điều kiện bán cho đối tượng tự do. Do đó, giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh. Nếu trước đây chỉ quanh ngưỡng 14 triệu đồng - 15 triệu đồng/m2, thì nay con số này đã tăng gấp đôi.

Tại Hà Nội, các căn hộ nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng 5-7 năm, thậm chí hơn chục năm, hiện đang được bán với giá cao gấp 3-4 lần so với ban đầu, phổ biến trên 30 triệu đồng/m2…

Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi - Ảnh 1
Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh. (Ảnh minh họa)

Theo chia sẻ của chị P vừa bán căn hộ chung cư hơn 60 m2 ở một dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai với giá 2,1 tỷ đồng. Chị không ngờ vừa có nhà ở trong 7 năm, khi bán vẫn có lãi.

Công ty chị chuyển trụ sở, con cái học hành đi lại hơi xa, mất nhiều thời gian nên hai vợ chồng quyết định bán đi để mua nhà gần chỗ làm hơn, thuận tiện đi lại, chị P cho hay.

Chị P chia sẻ: “Vợ chồng tôi làm hồ sơ, xét duyệt mãi mới mua được căn chung cư này, đầu năm 2016 dọn về ở đến nay đã được 7 năm. Lúc mua theo giá ưu đãi gần 15 triệu đồng/m2, làm nội thất tốn thêm hơn 200 triệu đồng là khoảng hơn 1,1 tỷ đồng. Nhà tôi bán giá 33 triệu đồng/m2 còn rẻ hơn những căn khác đang rao bán”.

Sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng như nhà ở thương mại

Nhà ở xã hội theo quy định được chuyển nhượng bình thường như nhà ở thương mại sau 5 năm kể từ thời điểm hoàn tất việc thanh toán. Chính vì thế, thời điểm này, nhiều căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội đã đủ điều kiện chuyển nhượng được rao bán với giá cao "ngất ngưởng".

Theo thông tin từ báo chí cho hay, tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Hà Nội sử dụng được 5-7 năm, giá rao bán cũng như giao dịch trên thị trường đều cao gấp đôi; thậm chí có dự án sử dụng hơn chục năm còn cao gấp 3 lần so với giá bán ban đầu.

Đơn cử, tại cụm dự án nhà ở xã hội Rice City – Tây Nam Linh Đàm thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) bàn giao cho người dân về ở từ đầu năm 2016, hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá 30-36 triệu đồng/m2, tùy vị trí từng căn và từng tòa. Có những căn hộ vừa chốt giao dịch mức giá 33 triệu đồng/m2 tại thời điểm cuối năm này.

Trong khi giá ban đầu bán cho các đối tượng theo quy định tại dự án nhà ở xã hội này cao nhất gần 15 triệu đồng/m2. Như vậy, đến thời điểm này, mỗi mét vuông tại các căn hộ cụm chung cư Rice City đã tăng lên hơn gấp đôi.

Hay tại dự án nhà ở xã hội Đồng Mô Đại Kim (Đại Kim Building) trên địa bàn phường Đại Kim hiện cũng có một số căn rao bán với mức giá 29-35 triệu đồng/m2.

Giá bán ban đầu cho các đối tượng theo quy định tại dự án Đồng Mô Đại Kim cũng dưới 15 triệu đồng/m2. Dự án này bàn giao cho người dân về ở được hơn 5 năm nay.

Tại địa bàn quận Hoàng Mai, một dự án nhà ở xã hội khác ở số 987 Tam Trinh, phường Yên Sở, hiện một số chủ căn hộ đang rao bán căn có diện tích 55-70 m2 với giá từ 30 triệu đồng/m2 trở lên. Mức giá rao bán này cao gấp đôi so với giá bán ban đầu.

Đặc biệt, tại dự án nhà ở xã hội đầu tiên của Hà Nội là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà Đông đã được bàn giao cho người dân về ở từ năm 2011, cách đây hơn 11 năm; thế nhưng hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá khá cao, dao động 23-34 triệu đồng/m2.

Dự án nhà xã hội đầu tiên trong khi trước đây được bán cho người dân với giá ưu đãi chỉ 8,8 triệu đồng/m2. So với giá ban đầu của chủ đầu tư, hiện giá căn hộ tại dự án này đã cao gấp 3-4 lần.

Việc các dự án nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng hơn chục năm vẫn được bán với mức giá cao như vậy cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn ít so với nhu cầu. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa mặn mà với việc triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hà Nội chia sẻ với báo chí cho biết, doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội rất khó khăn về việc tiếp cận nguồn đất đai; chi phí xây dựng trong 2-3 năm qua tăng rất cao.

Hiện giá bán nhà ở xã hội đang được khống chế, giá bán lâu nay không được thay đổi. Vì thế, muốn doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cần có ưu đãi về chính sách thuế; giá bán doanh nghiệp được chủ động hơn và các ưu đãi khác về đất đai của Nhà nước với các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì mới kích thích được nguồn cung nhà ở xã hội ra thị trường.

Cách đây hơn 10 năm, một Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi phát biểu về nhà ở xã hội phải thốt lên rằng: "Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà ở xã hội". Thời điểm đó, nhà ở xã hội chỉ rơi vào tầm 8-13 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội vẫn bị đánh giá cao so với thu nhập của người dân.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.