0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 20/12/2024 08:56 (GMT+7)

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này (Quy chế).

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này (Quy chế).

Nguyên tắc làm việc

Quy chế nêu rõ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo trên cơ sở trao đổi, bàn bạc dân chủ, tập thể và thực hiện theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Trưởng Ban chỉ đạo quyết định vấn đề theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp định kỳ và triệu tập các cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng Ban Chỉ đạo có thể ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Theo Quy chế, các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, trường họp do bận công tác quan trọng khác không thể tham dự họp, phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và ủy quyền cho người đại diện có trách nhiệm dự họp; ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của thành viên Ban Chỉ đạo.

Trưởng Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Chế độ làm việc, thông tin và báo cáo

Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo hàng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức thực hiện.

Ban Chỉ đạo họp định kỳ 02 lần/năm (sơ kết 06 tháng và tổng kết năm) và họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo. Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền) triệu tập.

Tùy theo yêu cầu và nội dung của cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập cuộc họp với thành phần phù hợp hoặc mời thêm đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo (cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn, doanh nghiệp, cá nhân).

Quy chế nêu rõ, kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (được ủy quyền tại các phiên họp) được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.

Các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tình hình triển khai các nhiệm vụ được phân công hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ động báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo gửi Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực để theo dõi, tổng hợp chung.

Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu phục vụ cuộc họp của Ban Chỉ đạo; xây dựng báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí và các nội dung khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Trách nhiệm của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo

Quy chế nêu rõ, Bộ Tài chính là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo, cụ thể:

Giúp Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; điều hành các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tổng hợp, đề xuất kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, giải pháp triển khai hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Quy chế, trên cơ sở đề xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.

* Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác trong phòng, chống lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế.

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác trong phòng, chống lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế.

Bạn đang đọc bài viết Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Người trẻ "mua theo idol": Sức ảnh hưởng của KOL có đang đi quá xa?
Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các KOL (Key Opinion Leader) hay còn gọi là những người có tầm ảnh hưởng. Họ không chỉ dừng lại ở việc giải trí, mà còn định hướng xu hướng tiêu dùng cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Tin mới

Phúc Long và hành trình lan tỏa trà Việt đến Gen Z: Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Trong bối cảnh thị trường trà và cà phê Việt Nam đang dần trở thành một sân chơi sôi động, không chỉ của các thương hiệu quốc tế mà còn của các tên tuổi nội địa, Phúc Long – thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam, đã và đang xây dựng một hành trình đầy cảm hứng để kết nối trà Việt với thế hệ Gen Z.
Luật Nhà ở sửa đổi: Thị trường kỳ vọng điều gì?
Luật Nhà ở sửa đổi đang là tâm điểm của sự chú ý trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện, những bất cập và hạn chế của khung pháp lý hiện hành đã bộc lộ, đòi hỏi những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới.
Người trẻ và giấc mơ an cư
Căn hộ nhỏ xinh nằm trong khu chung cư hiện đại, ngôi nhà nhỏ có vườn rợp bóng cây xanh, hay căn biệt thự sang trọng nằm trong khu đô thị khép kín - đó từng là "giấc mơ an cư" mà bao thế hệ người Việt ấp ủ.
Bí ẩn đằng sau sự hấp dẫn của trà sữa
Trà sữa không chỉ là một thức uống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và xu hướng hiện đại. Từ công thức truyền thống đến những biến tấu độc đáo, trà sữa liên tục đổi mới để chinh phục khẩu vị giới trẻ, trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu.