0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 26/10/2023 18:10 (GMT+7)

"Profile khủng" của quyền Tổng giám đốc PGBank

Theo dõi KT&TD trên

Quyền Tổng Giám đốc của PG Bank tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng - Đại học Tổng Hợp Maastricht, Hà Lan và có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Trong cuộc họp phiên thứ nhất của HĐQT mới nhiệm kỳ 2020-2025, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã bổ nhiệm bà Đinh Thị Huyền Thanh là quyền Tổng giám đốc thay cho ông Phạm Mạnh Thắng vừa được bầu làm Chủ tịch của ngân hàng này.

Nhận nhiệm vụ mới, quyền Tổng giám đốc PGBank cam kết, xây dựng PG Bank trở thành một Ngân hàng chuẩn mực, uy tín trên thị trường; cung cấp dịch vụ chất lượng xuất sắc cho Khách hàng; mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội và là nơi làm việc đáng mơ ước, trở thành niềm tự hào của cán bộ nhân viên.

"Profile khủng" của quyền Tổng giám đốc PGBank - Ảnh 1
Bà Đinh Thị Huyền Thanh.

Bà Đinh Thị Huyền Thanh sinh năm 1981, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng - Đại học Tổng Hợp Maastricht, Hà Lan và có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Quá trình công tác, bà từng giữ các vị trí quan trọng tại Ngân hàng RaboBank ở Hà Lan và Mỹ, cũng như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Bà Thanh bắt đầu gia nhập PGBank từ tháng 7/2023 với cương vị Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực và chính thức được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Khối Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực PG Bank từ ngày 11/8/2023.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 của PGBank diễn ra vào ngày 23/10, bà Thanh đã được cổ đông của ngân hàng này bầu vào HĐQT cùng với 5 thành viên khác gồm: Ông Phạm Mạnh Thắng, Đào Phong Trúc Đại, Đinh Thành Nghiệp, Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành.

PGBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường sau thời gian ghi nhận một loạt biến động thượng tầng khi hàng loạt nhân sự cấp cao đồng loạt có đơn xin từ nhệm “vì lý do cá nhân”.

Bên cạnh nội dung cơ cấu nhân sự của HĐQT và Ban Kiểm soát, Đại hội cũng thông qua các nội dung khác về phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và thông qua thay đổi tên thương mại, chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của PG Bank về địa chỉ: Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đại hội cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Kế hoạch này nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của PG Bank trong giai đoạn mới.

H.A

Bạn đang đọc bài viết "Profile khủng" của quyền Tổng giám đốc PGBank. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.