0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 02/08/2023 10:54 (GMT+7)

Nợ phải trả chiếm 62,7% nguồn vốn, Tập đoàn Đạt Phương vẫn liên tiếp trúng nhiều gói thầu “khủng”

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù có kết quả sản xuất và kinh doanh trong quý II/2023 giảm sút so với cùng kỳ năm trước, tổng nợ phải trả chiếm tới 62,7% nguồn vốn của công ty, tuy nhiên mới đây Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương đã trở thành nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ làm dự án “khủng” trị giá 1.175 tỷ đồng tại Nam Định.

Nợ phải trả chiếm 62,7% nguồn vốn, Tập đoàn Đạt Phương vẫn liên tiếp trúng nhiều gói thầu “khủng”
Quý II/2023, Tập đoàn Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 59,3% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế giảm 59,3% so với cùng kỳ năm trước

Mới đây, CTCP Tập đoàn Đạt Phương (Đạt Phương Group, Mã HOSE: DPG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023.

Cụ thể, trong quý II năm nay, Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 4% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 768,5 tỷ đồng.

Doanh thu thuần giảm sút, cùng với việc giá vốn bán hàng tăng 9,1% đã khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 121,5 tỷ đồng, tương đương mức giảm 40,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng 14%, trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 42,9% và 11,7%. Kết quả trong quý II/2023, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này giảm xuống còn 86,4 tỷ đồng, tương đương mức giảm 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc quý 2/2023, CTCP Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 54,2 tỷ đồng, giảm 59,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, CTCP Tập đoàn Đạt Phương đạt doanh thu thuần là 1.158 tỷ đồng, giảm 13,7% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng giảm tới 51,7%, chỉ đạt 137 tỷ đồng.

Với mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2023 là 287,6 tỷ đồng, tính tới thời điểm quý II/2023, CTCP Tập đoàn Đạt Phương đã hoàn thành 47,6% kế hoạch năm nay.

Theo giải trình của Công ty, do doanh thu, lợi nhuận mảng sản xuất điện và mảng bất động sản giảm so với cùng kỳ làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý II năm nay giảm so với quý II/2022.

Đáng chú ý, trong quý này, phần lớn doanh thu của DPG đến từ doanh thu hợp đồng xây dựng khi thu về 624 tỷ đồng, chiếm 81,2% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý, doanh thu lĩnh vực xây lắp dẫn đầu phù hợp với việc doanh nghiệp đã trúng hàng loạt các gói thầu nghìn tỷ về hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu từ hoạt động xây dựng tăng 10% nhưng không đủ giúp tổng doanh thu tăng trưởng.

Gần đây, Đạt Phương đang thực hiện khá nhiều gói thầu lớn như: Gói thầu XL1 của dự án thành phần 2 cầu Nhật Lệ 3 (giá trúng thầu 1.145 tỷ đồng); gói thầu số 10 của dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên - Huế và cầu qua cửa Thuận An (giá trúng thầu 2.088 tỷ đồng)...

Mới đây nhất, CTCP Tập đoàn Đạt Phương đã trở thành nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình của dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng với tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng.

Nợ phải trả chiếm 62,7% nguồn vốn, Tập đoàn Đạt Phương vẫn liên tiếp trúng nhiều gói thầu “khủng”
Cơ cấu doanh thu của DPG trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đó, trong quý II/2023, doanh thu bán điện cũng mang về cho DPG 128,5 tỷ đồng, qua đó trở thành lĩnh vực có doanh thu cao thứ hai trong các lĩnh vực sản xuất tại công ty CP Tập đoàn Đạt Phương, chiếm 16,7% tổng doanh thu trong quý.

Sự sụt giảm doanh thu của công ty CP Tập đoàn Đạt Phương cũng đến từ mảng kinh doanh bất động sản đầu tư lao dốc về doanh thu trong năm nay, từ gần 289 tỷ đồng trong quý 2/2022 xuống vỏn vẹn 13,7 tỷ đồng trong quý 2/2023.

Nợ phải trả chiếm tới 62,7% nguồn vốn

Tính tới ngày 30/6/2023, Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương có tổng cộng tài sản đạt 6.020 tỷ đồng, giảm 1,92% so với hồi đầu năm nay.

Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm nhẹ từ 3.292 tỷ đồng đầu năm xuống 3.252 tỷ đồng. Về tài sản dài hạn, tới ngày 30/6/2023, DPG ghi nhận giá trị đạt 2.768 tỷ đồng, giảm 2,7% so với con số hồi đầu năm.

Mặc dù tổng tài sản không có quá nhiều biến động so với hồi đầu năm, tuy nhiên tổng nợ phải trả của Đạt Phương tính tới thời điểm 30/6/2023 đang ở mức 3.776 tỷ đồng, chiếm 62,7% cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Phần lớn trong tổng nợ phải trả của DPG là nợ vay tài chính với 2.586 tỷ đồng, trong đó 998 tỷ đồng là nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn, 1.588 tỷ đồng nợ vay và thuê tài chính dài hạn.

Trong đó, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang là “chủ nợ” lớn nhất của DPG khi cho vay tổng cộng 1.786 tỷ đồng, con số này chiếm 47,2% tổng nợ phải trả của Đạt Phương tính tới thời điểm 30/6/2023. Trong đó, có 451,7 tỷ đồng cho vay ngắn hạn; đối với vay dài hạn, VietinBank đang cho DPG vay 1.334 tỷ đồng.

Về khoản vay ngắn hạn, tính tới thời điểm ngày 30/6/2023, Đạt Phương ghi nhận khoản vay trị giá 451,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, chiếm tới 45,2% tổng nợ tài chính ngắn hạn. Theo thuyết minh báo cáo, công ty cho biết khoản vay này để thanh toán cung cấp công nợ với nhà cung cấp lãi suất áp dụng cho từng món vay được quy định trong khế ước nhận nợ, thời hạn vay từ 06-12 tháng.

Bên cạnh đó, khoản nợ vay dài hạn của doanh nghiệp này Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền hơn 1.075 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo, khoản vay dài hạn có hợp đồng tín dụng ngày 15/6/2015 để thực hiện Dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện Sơn Trà 1A và 1B với lãi suất thả nổi. Khoản vay được đảm bảo bằng việc thế chấp toàn bộ các tài sản hình thành từ vốn tự có và vốn vay. Ngoài ra còn áp dụng biện pháp đảm bảo bổ sung là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán điện của nhà máy thuỷ điện Sơn Trà 1A và 1B.

Tiếp đó, khoản vay dài hạn 258,6 tỷ đồng tại Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Nam Thăng Long bao gồm: Hợp đồng tín dụng năm 2020 để thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của Dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà. Tài sản đảm bảo là dự án Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà và cổ phần của các chủ sở hữu Công ty; Hợp đồng tín dụng năm 2021 để thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của Dự án khu đô thị dịch vụ Cồn Tiến. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc khu đô thị.

Hiện nay, tập đoàn Đạt Phương đang có cấu trúc bao gồm công ty mẹ và 7 công ty con. Vốn chủ sở hữu công ty tính tới ngày 31/6/2023 là 2.244 tỷ đồng, chiếm 37,2% trong tổng cộng nguồn vốn.

Nợ phải trả chiếm 62,7% nguồn vốn, Tập đoàn Đạt Phương vẫn liên tiếp trúng nhiều gói thầu “khủng”
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương đã trở thành nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ làm dự án làm cầu sông Đáy nối Nam Định - Ninh Bình trị giá 1.175 tỷ đồng.

Mượn tài sản cổ đông cầm cố cho khoản vay và phát hành trái phiếu

Theo thuyết minh trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023, DPG cho biết tính tới ngày 30/6/2023, ông Lương Minh Tuấn (Chủ tịch DPG) và ông Phạm Kim Châu (Phó Chủ tịch DPG) dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho khoản vay của Công ty tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thăng Long với số dư nợ gốc và tiền lãi cùng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ số nợ gốc này tối đa là 18.141.000.000 VNĐ.

Ngoài ra, ông Lương Minh Tuấn, ông Trần Anh Tuấn và ông Phạm Kim Châu cũng dùng cổ phần của Công ty thuộc sở hữu của mình để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của Công ty. Tính tới ngày 30/6/2023, DPG đang có 62.99.554 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

Có thể thấy, để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và dòng tiền, DPG đã phải “trông cậy” vào việc đi mượn tài sản của cổ đông có trả phí để cầm cố cho khoản vay và phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, Đạt Phương Group vẫn liên tục trúng và thực hiện các gói thầu nghìn tỷ đồng. Mới đây nhất, DPG đã đăng ký nộp hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình của dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định với tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng.

Lê Trang

Bạn đang đọc bài viết Nợ phải trả chiếm 62,7% nguồn vốn, Tập đoàn Đạt Phương vẫn liên tiếp trúng nhiều gói thầu “khủng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.