0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 03/12/2023 08:54 (GMT+7)

Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023: Tôn vinh tình hữu nghị và văn hóa Việt

Theo dõi KT&TD trên

Tổ chức vào ngày 30/11 tại tỉnh Fukuoka, chương trình “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” không chỉ quảng bá thành công hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam mà còn thắt chặt tình hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia, hai dân tộc.

Diễn ra tại Đại học Y khoa Kyushu, tỉnh Fukuoka, Chương trình “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” được Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023). Sự kiện góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, đồng thời tập trung giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam tới công chúng Nhật Bản.

“Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” vinh dự chào đón nhiều lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đại diện địa phương, doanh nghiệp từ hai phía. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
“Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” vinh dự chào đón nhiều lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đại diện địa phương, doanh nghiệp từ hai phía. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc

“Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” thu hút đông đảo người dân xứ sở hoa anh đào và Việt kiều sở tại với chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo cùng không gian văn hóa đậm đà bản sắc của Việt Nam.

Trong đó, điểm nhấn của chương trình là buổi biểu diễn nghệ thuật mang tên “Hương sắc Việt Nam” được tổ chức vào tối 30/11. Trong chương trình, bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka chân thành chia sẻ: “Đối với cộng đồng người Việt Nam xa xứ, chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động khi được trải nghiệm một không gian hội tụ những nét tinh hoa văn hóa của người Việt như thế này”.

Với các tiết mục được dàn dựng chuyên nghiệp và bài bản, buổi biểu diễn đã đem tới một “bữa tiệc” nghệ thuật mãn nhãn, để lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Qua đó, chương trình đã quảng bá thành công văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với những nét đẹp truyền thống như ca Huế, múa Chăm, dân ca Ví - Giặm hay trình diễn áo dài xưa.

Để ca ngợi tình hữu nghị Việt - Nhật bền chặt, chương trình nghệ thuật cũng lồng ghép những câu chuyện lịch sử nổi tiếng như chuyện tình của Công chúa Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sorato hay tình bạn đẹp giữa nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro.

Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật chủ đề “Hương sắc Việt Nam” được dàn dựng chuyên nghiệp, công phu. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật chủ đề “Hương sắc Việt Nam” được dàn dựng chuyên nghiệp, công phu. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Không gian văn hóa đa trải nghiệm

Ngoài chương trình nghệ thuật, Không gian Văn hóa cũng là một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Chương trình “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023”. Được thiết kế và bài trí tỉ mỉ, không gian này tái hiện những hình ảnh hết sức thân thuộc với bao thế hệ người Việt như một góc phố cổ Hà Nội, gian hàng bày tranh dân gian, bộ bàn ghế tre, những ấm trà nóng hổi hay những tô phở Thìn thơm mùi kỷ niệm, … Đây là nơi mang đến nhiều trải nghiệm văn hóa mới mẻ với công chúng sở tại, đồng thời là món quà đầy ý nghĩa dành cho những người Việt đang xa quê hương.

Nhâm nhi tách trà Việt nơi xứ sở trà đạo là một trải nghiệm thú vị với bạn bè Nhật và quốc tế. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
Nhâm nhi tách trà Việt nơi xứ sở trà đạo là một trải nghiệm thú vị với bạn bè Nhật và quốc tế. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Họa sĩ sơn mài Lương Minh Hòa đã trưng bày những bức tranh sơn mài dành riêng cho dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Ông cũng nhiệt tình hướng dẫn người xem tự sáng tạo cho riêng mình các sản phẩm lưu niệm bằng sơn mài.

“Sơn mài Nhật hạn chế dùng nước, phẳng phiu và sắc nét, không tạo chất liệu trên bề mặt. Trong khi đó, sơn mài khắc của Việt Nam được vẽ bằng nhiều lớp, tạo được hiệu ứng hấp dẫn bởi càng nhìn càng thấy nhiều lớp màu ẩn hiện bên trong”, họa sĩ Hòa nói về nét khác biệt làm nên bản sắc riêng của nghệ thuật sơn mài khắc.

Họa sĩ Lương Minh Hòa hướng dẫn khách khắc, thếp bạc, mài để tạo nên một bức sơn mài khắc làm kỷ niệm. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
Họa sĩ Lương Minh Hòa hướng dẫn khách khắc, thếp bạc, mài để tạo nên một bức sơn mài khắc làm kỷ niệm. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Cũng trong không gian này, nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Tâm tự tin trình diễn kỹ thuật in tranh bằng bản khắc gia truyền có tuổi đời hàng chục năm. Ông giới thiệu với người dân Nhật Bản bức tranh dân gian “Đấu vật”, như gợi nhắc về hình ảnh nổi tiếng của các võ sĩ sumo.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm vừa bày tỏ: “Những người làm tranh dân gian Đông Hồ phải rất tỉ mỉ trong từng công đoạn: từ sáng tác, tạo bản khắc đến chuẩn bị giấy dó và in tranh. Thông qua các bức tranh được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như như sỏi son, lá cây chàm, hoa hòe, lá tre, sò điệp…, tôi mong muốn bạn bè quốc tế phần nào hiểu được đời sống sinh hoạt của người dân đồng bằng Bắc Bộ tại Việt Nam”.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm giới thiệu với công chúng Nhật Bản về nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm giới thiệu với công chúng Nhật Bản về nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Khách tham dự “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023” còn được khám phá về trà Việt và nghệ thuật nặn tò he độc đáo của Việt Nam.

Nghệ nhân Đào Đức Hiếu giới thiệu cho công chúng Nhật Bản những tách trà shan tuyết lấy từ các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh núi Suối Giàng - một trong những nơi khởi nguồn của Trà trên thế giới. Đây cũng là dịp mà nghệ nhân trình diễn kỹ thuật pha trà, thưởng trà của người Việt để công chúng Nhật Bản có thể thưởng thức, chiêm nghiệm nét giống và khác nhau giữa văn hóa trà của hai nước.

Nghệ nhân Tò he Đặng Đình Thường khiến khách tham quan bất ngờ khi khéo léo nặn những món đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam. Bằng đôi tay điêu luyện, anh tỉ mỉ tạo hình ra những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản như quốc kỳ “mặt trời mọc”, núi Phú Sĩ, Samurai, Geisha,… Nhiều khách tham dự tỏ ra vô cùng thích thú và không ngại thử sức nhào nặn những món đồ chơi của riêng mình.

Nghệ nhân Đặng Đình Thường mang tới sự kiện những chiếc tò he mang hình ảnh biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)  
Nghệ nhân Đặng Đình Thường mang tới sự kiện những chiếc tò he mang hình ảnh biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Đại diện cho Ban tổ chức, ông Hoàng Hữu Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, cho biết: “Vừa qua, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Hai nước đều có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và độc đáo. Hiện tổng số người Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần nửa triệu người, đứng thứ hai trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản. ‘Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023’ là một hoạt động ngoại giao văn hóa ý nghĩa, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, hợp tác 50 năm Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc nhưng không kém phần hiện đại tới công chúng tại Nhật Bản”.

PV

Bạn đang đọc bài viết Ngày Việt Nam tại Nhật Bản 2023: Tôn vinh tình hữu nghị và văn hóa Việt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...