0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 14:07 (GMT+7)

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Hai tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%) mặc dù số ngày làm việc ít hơn do Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng 02/2024.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1%.

Tuy nhiên, tính chung hai tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%) mặc dù số ngày làm việc ít hơn do Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng 02/2024.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp khi tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,1%), đóng góp 5,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 3,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5% (cùng kỳ năm 2023 tăng 2,9%), đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong hai tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có một số ngành tăng cao ở mức hai con số như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%; dệt tăng 17,6%....

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước như: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 21,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,4%; sản xuất đồ uống giảm 6,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 2,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 0,8%.

Trong hai tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng ở 56/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai đến ba con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Trong đó, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Bắc Giang tăng 29%; Phú Thọ tăng 27,6%; Hà Nam tăng 22,2%; Thanh Hóa và Quảng Ngãi cùng tăng 22,1%; Bình Phước tăng 20%; Kiên Giang tăng 19,7%; Tây Ninh tăng 16,9%. Đồng thời, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Khánh Hòa tăng tới 318,8%; Trà Vinh tăng tới 102,3%; Thanh Hóa tăng 67,5%; Bắc Giang tăng 17,6%; Phú Thọ tăng 15,5%...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong hai tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Xăng dầu tăng 44,7%; phân hỗn hợp NPK tăng 29%; thép cán tăng 24,1%; sơn hóa học tăng 22,4%; đường kính tăng 21,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 20,8%; thép thanh, thép góc tăng 18,6%; sữa bột tăng 15,3%; điện sản xuất tăng 12,1%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại giảm 20,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,1%; ti vi giảm13,7%; bia giảm 11,5%; ô tô giảm 9,8%; sắt, thép thô giảm 8,6%; điện thoại di động giảm 6,7%.

Trong hai tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cao hơn so với tốc độ doanh nghiệp giải thể (thành lập mới tăng 17,4%; giải thể tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2023); cùng với lượng vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực chế biến, chế tạo trong hai tháng đầu năm đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn FDI thực hiện cả nước (2,8 tỷ USD)... đã cho thấy những tín hiệu tích cực về sự phục hồi của sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm 2024.

Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia tháng 02/2024 ước đạt 19,75 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống), giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2023 (do nhu cầu phụ tải giảm thấp trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 từ ngày 08-14/02/2024).

Lũy kế 02 tháng đầu năm 2024, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 43,71 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống), ước đạt 14,27% so với kế hoạch năm 2024 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3110/QĐ-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2023 phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 (kế hoạch đạt 306,259 tỷ kWh).

Nhìn chung, tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống trong 02 tháng đầu năm 2024 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ Lễ, Tết dài ngày.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù các kết quả 2 tháng đầu năm 2024 rất khả quan nhưng vẫn cần tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó vì còn những khó khăn, thách thức tiềm ẩn như lãi suất còn cao, lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động; các thị trường xuất khẩu phục hồi nhưng chưa bền vững; năm 2024 diễn ra nhiều cuộc bầu cử nên có thể dẫn đến nhiều thay đổi chính sách, đặc biệt các chính sách dân túy, mang tính bảo hộ, hạn chế thương mại…

Anh Đào

Bạn đang đọc bài viết Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.