0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 21/11/2022 08:19 (GMT+7)

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu hút dòng vốn FDI

Theo dõi KT&TD trên

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 8,84 tỷ USD.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu hút dòng vốn FDI - Ảnh 1

Số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với lũy kế tổng vốn đầu tư đạt 257,45 tỷ USD tính đến 20/10/2022.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với lũy kế tổng vốn đầu tư trên 65,76 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; dịch vụ lưu trú và ăn uống với lũy kế tổng vốn đầu tư lần lượt là 38,37 tỷ USD và 12,68 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,1%, 25,4% và 16,5% tổng số dự án.

Xét về tỷ lệ trong tổng vốn đăng ký 6 tháng đầu năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xếp thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Với 2 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản đã chiếm hơn 85% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Các ngành còn lại chỉ chiếm hơn 14% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tính lũy kế đến ngày 20/6/2022, cả nước có 35.184 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 427,97 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 261,66 tỷ USD, bằng 61,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 253,6 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư).

Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 65,4 tỷ USD (chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 36,5 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Các ngành còn lại chỉ chiếm 16,94% trong tổng vốn đầu tư đăng ký.

Bên cạnh đó, theo đối tác đầu tư, hiện có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 79,3 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 68,9 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,...

Bạn đang đọc bài viết Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu hút dòng vốn FDI. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.