0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 22/08/2023 08:08 (GMT+7)

Luật Nhà ở (sửa đổi): Người nước ngoài sẽ sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất của Bộ Xây dựng, thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà có thời hạn và không được sở hữu đất. Khi hết thời hạn sở hữu, người nước ngoài sẽ được gia hạn thời gian sở hữu 1 lần và được phép mua bán lại như công dân trong nước.

Người nước ngoài sẽ sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam

Mới đây, theo tờ trình dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa gửi tới Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua đã nhận được góp ý của các đại biểu Quốc hội liên quan tới nhiều vấn đề lớn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đặc biệt là các vấn đề về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức người nước ngoài; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh; sử dụng đất đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại; cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; phát triển nhà ở xã hội.

Liên quan đến vấn đề về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức người nước ngoài, có đại biểu Quốc hội kiến nghị chỉ nên quy định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức người nước ngoài không gắn với quyền sử dụng đất trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sẽ tiếp tục trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp cuối năm nay.

Luật Nhà ở sửa đổi Người nước ngoài sẽ sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam
Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà có thời hạn ở Việt Nam và không được sở hữu đất. (Ảnh minh họa)

Tiếp thu ý kiến của đại biểu và Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ thống nhất quy định về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân người nước ngoài không gắn với quyền sử dụng đất và bổ sung quy định người nước ngoài được gia hạn thời gian sở hữu nhà ở 1 lần.

Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung quy định về gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ bổ sung quy định trường hợp người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam sau đó bán lại cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì người mua được hưởng các quyền và nghĩa vụ như công dân trong nước.

Trước đó, tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật) băn khoăn vì quy định cho phép tổ chức, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng. Ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ việc nên hay không nên đưa nội dung này vào dự thảo.

Bên cạnh đó, Điều 19 dự thảo nêu một trong những nhóm được sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, ông Hòa nói diện này mỗi năm số lượng rất nhiều.

"Không lẽ họ muốn mua nhà đất ở Việt Nam là được, đề nghị cân nhắc, nên chăng chỉ tổ chức cá nhân có vốn đầu tư, người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam mới được sở hữu nhà đất", ông Hòa nêu quan điểm.

Ông Hòa cũng cho rằng thời gian qua dư luận rất bất bình khi không ít người nước ngoài núp bóng cá nhân, tổ chức người Việt Nam thâu tóm nhiều đất đai ở các địa phương. Ông Hòa kiến nghị bổ sung thêm thiết chế quản lý để hạn chế tình trạng này.

Đồng tình, đại biểu Trần Chí Cường (Trưởng ban Kinh tế Ngân sách, HĐND TP Đà Nẵng) băn khoăn với quy định trong dự thảo về tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

"Dự Luật chưa quy định rõ việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất hay không", ông đặt vấn đề, cho rằng nội dung này cũng chưa phù hợp với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Ông Cường đề nghị nghiên cứu, cân nhắc kỹ việc cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là trường hợp được sở hữu nhà. Đại biểu đề nghị lưu ý kỹ việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích đi du lịch thì có quyền được sở hữu nhà ở hay không. Việc quy định như dự thảo Luật có xung đột với các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam hay không?

Để đảm bảo tính khả thi, nội dung này cần được giải trình cụ thể, đánh giá tác động rõ ràng hơn trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với chủ trương của Đảng quy định tại Nghị quyết số 18 và thống nhất, đồng bộ các quy định về chính sách đất đai, bất động sản, nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Luật Nhà ở sửa đổi Người nước ngoài sẽ sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật). Ảnh: Media Quốc hội

Luật hóa quy định về cưỡng chế, di dời, phá dỡ chung cư cũ

Cũng theo tờ trình dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng trình mới đây, với quy định về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Bộ Xây dựng cho hay thời gian qua có một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về di dời, cưỡng chế di dời, phá dỡ nhà chung cư nguy hiểm; quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư.

Tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ cho sửa dự thảo Luật Nhà ở theo hướng luật hóa quy định về cưỡng chế, di dời, phá dỡ chung cư cũ; tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, xây dựng chung cư cũ; chỉnh sửa quy định về thẩm quyền hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình hạ tầng trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ cho phù hợp; quy định rõ Nhà nước có trách nhiệm kiểm định chất lượng nhà chung cư thay vì người dân phải đóng góp kinh phí để kiểm định.

Bên cạnh đó, để tăng ưu đãi cho chủ đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung vào khoản 2, điều 64 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) việc cho phép chủ đầu tư các dự án cải tạo chung cư cũ sau khi tái định cư cho cư dân các tòa chung cư cũ được bán số căn hộ còn lại của dự án.

Đối với kiến nghị bỏ quy định lấy ý kiến Bộ Xây dựng về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, Bộ Xây dựng tiếp thu và kiến nghị Chính phủ bỏ quy định này để thực hiện phân cấp, phân quyền và tạo chủ động cho địa phương trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Luật Nhà ở (sửa đổi): Người nước ngoài sẽ sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.