0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 18/03/2024 08:04 (GMT+7)

Lỗ nặng trong năm 2023, Vinaconex ITC (VCR) muốn bán một phần dự án Cát Bà Amatina

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2023, CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, mã VCR - UPCoM) cong ty con của tập đoàn Vinaconex ghi nhận khoản lỗ kỷ lục. Do đó, công ty muốn tìm nhà đầu tư để chuyển nhượng một phần dự án Cát Bà Amatina, quy mô hơn 170 ha.

Vinaconex ITC muốn chuyển nhượng dự án gần 11.000 tỷ đồng

Mới đây, Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC - UPCoM:VCR) đã công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức ngày 4/4 tại Hà Nội. Đây là công ty con của Vinaconex, doanh nghiệp chủ đầu tư dự án Khu đô thị tại Cát Bà, Hải Phòng (Cát Bà Amatina).

Theo tài liệu công bố cho phiên họp thường niên sắp tới, Vinaconex ITC có dự định tìm nhà đầu tư để chuyển nhượng một phần dự án Cát Bà Amatina.

Dự án này có tên thương mại Cát Bà Amatina nằm tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Dự án có quy mô khoảng 172 ha, tổng mức đầu tư hơn 10.900 tỷ đồng. Vinaconex ITC từng định hướng xây dựng nơi đây trở thành khu đô thị du lịch cao cấp, tận dụng tối đa lợi thế về vị trí và vẻ đẹp thiên nhiên.

Lỗ nặng trong năm 2023 Vinaconex ITC VCR muốn bán một phần dự án Cát Bà Amatina
Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina.

Hiện tại, Vinaconex ITC cho biết Cát Bà Amatina đã hoàn thành các thủ tục xin giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án.

Dự án đang triển khai một số thủ tục pháp lý khác như lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi thiết kế cơ sở, thuyết minh dự án, thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định giao, thuê đất, cấp đổi một số chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hồ sơ thiết kế chuẩn bị các điều kiện thi công các hạng mục như khu nhà ở thấp tầng, khu cao tầng hỗn hợp, khách sạn.

Đến nay, Vinaconex ITC đang thi công hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật còn lại của dự án như san nền, hệ thống giao thông và cầu, tường chắn, đập tràn, hệ thống điện, chiếu sáng...

Chủ đầu tư này cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý và thi công dự án. Vinaconex ITC dự kiến xin đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng một phần dự án này cho nhà đầu tư khác để tiếp tục đầu tư, kinh doanh và bán, cho thuê, hợp tác với bên thứ ba để triển khai bán hàng nhằm phù hợp với thực tế triển khai dự án và quy định pháp luật.

Vinaconex ITC cũng sẽ xin ý kiến cổ đông để tiếp tục làm việc với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư có năng lực tài chính để triển khai các phương án hợp tác, huy động vốn, tăng quy mô vốn cho dự án.

Vinaconex ITC đề xuất bán một phần dự án ở Cát Bà trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Đơn vị này dự báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng năm nay sẽ vẫn ảm đạm do sức cầu chưa được cải thiện, thanh khoản tập trung vào những sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thật.

Doanh nghiệp này cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT với ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex. Tại Vinaconex ITC, ông Thanh làm Chủ tịch HĐQT từ tháng 3/2021 và xin từ nhiệm vị trí này đầu năm nay.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Vinaconex ITC cũng thông báo về việc chấm dứt và thanh lý trước thời hạn hợp đồng hợp tác đầu tư với Vinaconex tại phân khu CT02 và hạ tầng kết nối phân khu này ở dự án Cát Bà Amatina. Theo đó, Vinaconex ITC sẽ được nhận lại toàn bộ các tài sản đã thế chấp cho tổ chức tín dụng phát sinh từ thỏa thuận hợp đồng hợp tác đầu tư. Đồng thời, Vinaconex ITC phải hoàn trả lại cho Vinaconex 2.200 tỷ đồng tiền nhận góp vốn. Đến cuối năm ngoái, Vinaconex vẫn nắm 51% vốn tại Vinaconex ITC.

Vinaconex ITC lỗ 286,7 tỷ đồng trong năm 2023

Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2023, Công ty Vinaconex ITC ghi nhận doanh thu đạt 33,22 tỷ đồng, giảm 82,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 286,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,4 tỷ đồng, giảm 292,1 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 79,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 22,07 tỷ đồng, về 5,61 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng đột biến thêm 276,41 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 277,1 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, việc ghi nhận lỗ trong năm 2023 chủ yếu do phát sinh từ việc chi phí tài chính tăng đột biến.

Điểm đáng lưu ý, trong năm 2023, mục phải trả dài hạn khác đối với Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG – sàn HoSE) đã giảm từ 2.200 tỷ đồng, về 0 tỷ đồng.

Lý giải chi phí tài chính tăng đột biến trong năm 2023, Công ty Vinaconex ITC cho biết do Công ty phát sinh chi phí vốn từ nhận vốn góp đầu tư 277,1 tỷ đồng so với cùng kỳ không phát sinh.

Lỗ nặng trong năm 2023 Vinaconex ITC VCR muốn bán một phần dự án Cát Bà Amatina
Vinaconex ITC thanh toán chi phí vốn phát sinh đối với khoản vốn góp của Công ty Vinaconex là 277,1 tỷ đồng.

Công ty Vinaconex ITC cho biết ngày 30/9/2023, Công ty đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng hợp tác với Công ty Vinaconex, vì vậy hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng, Công ty Vinaconex ITC có nghĩa vụ thanh toán chi phí vốn phát sinh đối với khoản vốn góp của Công ty Vinaconex là 277,1 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2023, Công ty Vinaconex ITC đặt kế hoạch tổng doanh thu 129,83 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 19,25 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2023, với việc ghi nhận lỗ 286,7 tỷ đồng, Công ty Vinaconex đã không hoàn thành và cách rất xa kế hoạch lãi 19,25 tỷ đồng mà Đại hội đồng cổ đông giao cho Ban điều hành.

Cùng với đó, với việc lỗ kỷ lục trong năm 2023, tính tới 31/12/2023, tổng lỗ luỹ kế của Công ty Vinaconex ITC đã lên tới 517,98 tỷ đồng, bằng 24,7% vốn điều lệ (vốn điều lệ cuối năm là 2.100 tỷ đồng).

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Lỗ nặng trong năm 2023, Vinaconex ITC (VCR) muốn bán một phần dự án Cát Bà Amatina. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.