0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/08/2024 14:29 (GMT+7)

Liên kết nguồn lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Theo dõi KT&TD trên

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức vào ngày 6/9 tới đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thương mại vùng ĐBSCL.

Thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định số 974/QĐ-TTg ngày 19/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 6/9/2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức “Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại TP. Cần Thơ.

Liên kết nguồn lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại - Ảnh 1

Đây là Hội nghị cuối cùng nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, hướng đến mục đích trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu. Quy mô dự kiến Hội nghị sẽ có khoảng 200 đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức, hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistics.

Nội dung Hội nghị sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về một số nhóm nội dung tăng cường năng lực liên kết hoạt động xúc tiến và phát triển xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Đề ra các phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng; Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển thương mại vùng; Liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh; Phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của vùng; Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, chiếm 13% diện tích và 18% dân số cả nước, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế và sự phát triển chung của cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, cơ hội, lợi thế phát triển. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về lương thực, thực phẩm, thủy sản, trái cây… Theo mục tiêu phát triển đề ra đến năm 2030, tăng trưởng bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm, quy mô nền kinh tế năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021, dẫn tới nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ logistics.

Trong thời gian qua, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Một trong những khó khăn là lĩnh vực logistics chưa phát triển, đây là điểm nghẽn tạo ra hạn chế năng lực cạnh tranh và cơ hội phát triển. Do vậy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế vốn có, khắc phục những khó khăn để hướng tới phát triển nhanh và bền vững.

Vì vậy, Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương, được kỳ vọng sẽ mang đến những kết quả tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, phát triển và nâng tầm thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Văn Linh

Bạn đang đọc bài viết Liên kết nguồn lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.