0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 25/01/2023 15:59 (GMT+7)

Lập quy hoạch tạo diện mạo mới cho bức tranh đô thị Quảng Bình

Theo dõi KT&TD trên

Quảng Bình đã tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau 33 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, Quảng Bình đã tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Diện mạo đô thị và nông thôn được thay đổi căn bản.

Trong quá trình lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Bình chú trọng đến thực trạng và những ý tưởng đề xuất về quy hoạch đô thị và nông thôn của các chuyên gia, kiến trúc sư, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển trong tương lai.

Theo đó, sau 33 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, Quảng Bình đã tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, diện mạo đô thị và nông thôn Quảng Bình căn bản đã có sự thay đổi, khoảng cách vùng miền dần được thu hẹp. Đến nay, tất cả các đô thị đều được lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng.

Không gian đô thị phát triển, mở rộng nhanh chóng. Các khu trung tâm thị trấn, huyện từng bước phát triển hoàn thiện. Các khu đô thị mới như Phú Hải River Side, khu đô thị dọc tuyến đường Trần Quang Khải, khu vực ven sông cầu Rào; Trung tâm hành chính huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch; khu đô thị mới phường Quảng Thọ... tạo diện mạo mới cho bức tranh đô thị Quảng Bình.

Lập quy hoạch tạo diện mạo mới cho bức tranh đô thị Quảng Bình - Ảnh 1
Diện mạo đô thị tỉnh Quảng Bình có nhiều sự thay đổi.

Hiện, tỉnh Quảng Bình đang hình thành vùng du lịch ven biển phía Đông, với các tổ hợp du lịch tầm cỡ quốc tế ở khu vực Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy, thu hút hàng trăm triệu USD đầu tư nước ngoài. Triển khai tốt quy hoạch, hiện nay TP.Đồng Hới đã được công nhận đô thị loại II, thị xã Ba Đồn là đô thị loại III.

Thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nền tảng giúp Quảng Bình phát triển kiến trúc bền vững, bảo vệ tốt môi trường sống và thiên nhiên… Đây cũng là cơ sở để kết nối các khu đô thị, tạo nên động lực phát triển cho địa phương và cả khu vực Trung Bộ.

Ông Phan Mạnh Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: "Quy hoạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vị trí vô cùng quan trọng. Đó là sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây cũng là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý để Quảng Bình hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm yêu cầu kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế.

Phan Quý

Bạn đang đọc bài viết Lập quy hoạch tạo diện mạo mới cho bức tranh đô thị Quảng Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.