0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 31/05/2024 09:16 (GMT+7)

Kỹ năng cần thiết để trẻ thoát hiểm trên ô tô đã khóa cửa

Theo dõi KT&TD trên

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cơ thể trẻ em tăng nhiệt độ nhanh gấp 3-5 lần người lớn, dễ bị tổn thương não và tử vong trong xe kín. Gia đình và nhà trường cần dạy và hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ vì đây là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ thoát khỏi xe ô tô khi bị mắc kẹt.

Chiếc xe đưa đón bỏ quên một cháu bé 5 tuổi cả ngày trên xe, dẫn đến tử vong thương tâm. Vụ việc xảy ra tại Trường Mầm non Hồng Nhung, cơ sở 2, trụ sở tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình, ngày 29/5.
Chiếc xe đưa đón bỏ quên một cháu bé 5 tuổi cả ngày trên xe, dẫn đến tử vong thương tâm. Vụ việc xảy ra tại Trường Mầm non Hồng Nhung, cơ sở 2, trụ sở tại xã Phú Xuân, TP. Thái Bình, ngày 29/5.

Trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp trẻ em tử vong do bị bỏ quên trong ô tô, gây ra những hậu quả nghiêm trọng do sự lơ đễnh của người lớn. Gần đây nhất, vào ngày 29/5, một trẻ mầm non ở Thái Bình đã tử vong thương tâm vì bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cơ thể trẻ em tăng nhiệt độ nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Do đó, khi ở trong một chiếc xe đóng kín cửa và tắt máy, nhiệt độ cơ thể của trẻ em có thể tăng nhanh lên 40 độ C hoặc cao hơn, vượt quá khả năng điều tiết của hệ nội tiết, gây tổn thương não và dẫn đến tử vong.

Vì vậy, việc dạy cho trẻ những kỹ năng an toàn khi đi ô tô và kỹ năng thoát hiểm nếu bị bỏ quên trong xe đã tắt máy và đóng kín cửa là vô cùng cần thiết. Cha mẹ và thầy cô có thể hướng dẫn trẻ các kỹ năng để tự thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô. Dưới đây là tổng hợp các cách giúp trẻ thoát hiểm trên xe ô tô một cách nhanh chóng nhất.

1. Giữ bình tĩnh

Khi bị bỏ quên trên xe, trẻ rất dễ rơi vào tâm lý hoảng loạn, gào thét, khóc lóc khiến cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức, từ đó bỏ qua những cơ hội tăng khả năng thoát ra. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm trong tình huống này là giữ bình tĩnh, tìm cách tự thoát ra hoặc báo hiệu cho người xung quanh về tình trạng của mình.

2. Mở cửa xe ở vị trí của ghế lái

Xe ô tô khi không cắm chìa khóa và khi xe đã khóa thì vẫn có thể mở được cửa từ bên trong tại vị trí của ghế lái. Hãy hướng dẫn con mở cửa từ vị trí này. Khi mở cửa mà không có chìa khóa, còi báo động (chống trộm) trên xe sẽ kêu lên. Ngoài ra, hãy dạy trẻ thử mở các cửa khác nữa, bởi nếu may mắn có thể một cánh cửa xe chưa được đóng kín. Từ đó trẻ cũng có thể thoát ra ngoài.

3. Liên tục bấm còi vô lăng xe

Cho dù xe có bị khóa hay hoàn toàn tắt máy thì còi vẫn hoạt động bình thường do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ ắc quy.

Còi xe luôn hoạt động ngay cả khi xe đã tắt máy.
Còi xe luôn hoạt động ngay cả khi xe đã tắt máy.

Đây là cách đơn giản nhất mà rất hữu hiệu để gây chú ý với người khác. Vì vậy, phụ huynh hãy dạy trẻ lên vô lăng và bấm vào còi, tiếng còi kêu liên tục sẽ gây sự chú ý của người khác.

4. Bấm đèn Hazard - đèn khẩn cấp

Nút bấm khẩn cấp (Hazard) hình tam giác mà trẻ cần nhận biết để thoát hiểm
Nút bấm khẩn cấp (Hazard) hình tam giác mà trẻ cần nhận biết để thoát hiểm

Ngoài còi xe, đèn Hazard là thiết bị được thiết kế nguồn điện riêng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Bố mẹ chỉ cho con nút bật đèn Hazard có hình tam giác và rất dễ thấy trên buồng lái. Bật đèn Hazard kếthợp với bấm còi để gây sự chú ý của mọi người.

5. Phá kính ô tô

Trong trường hợp bất khả kháng, khi không thể tự mở cửa xe hay kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài, trẻ có thể tìm các dụng cụ để phá kính ô tô trong xe.

Bên cạnh dụng cụ phá kính xe ô tô phổ biến là búa dùng cho xe khách, trên thị trường có bán các thiết bị phá kính đồng thời là dao cắt dây an toàn trong trường hợp khẩn cấp. (Ảnh nguồn BNEWS)
Bên cạnh dụng cụ phá kính xe ô tô phổ biến là búa dùng cho xe khách, trên thị trường có bán các thiết bị phá kính đồng thời là dao cắt dây an toàn trong trường hợp khẩn cấp. (Ảnh nguồn BNEWS)

Dụng cụ phá kính xe ô tô phổ biến là búa phá kính. Búa thường có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn. Nếu trên xe không có dụng cụ phá kính, hãy dạy trẻ tìm các dụng cụ, đồ vật khác trên xe để tìm cách phá kính và thoát ra.

Bên cạnh đó thì kính xe luôn thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, không có mảnh nhọn nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

6. Đứng ở phần kính trước vô lăng để vẫy người phía ngoài

Có thể các cửa sổ của xe có màu tối (nâu hoặc đen) để hạn chế ánh nắng chiếu, nhưng phía kính trước vô lăng luôn là kính trong để tài xế quan sát đường. Do đó, trẻ có thể tới phần kính đó, tìm cách báo cho người bên ngoài biết mình đang ở trong xe bằng cách vẫy tay, hoặc cầm các đồ vật rồi vẫy để thu hút người phía ngoài.

7. Liên lạc với mọi người ở bên ngoài

Với trẻ đã đến tuổi đến trường (khoảng từ 6 tuổi trở lên), nên trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ số điện thoại và cách gọi điện cho bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát (113), cứu thương (114) khi có sự cố bị nhốt trong xe ô tô một mình.

Một vài lưu ý với cha mẹ và người đưa đón trẻ trên ô tô:

- Dạy trẻ rằng ô tô không phải là nơi an toàn để chơi.

- Luôn luôn kiểm tra ghế sau và đảm bảo tất cả trẻ em ra khỏi xe trước khi khóa xe.

- Khi đỗ xe, hãy đảm bảo đóng cửa để ngăn trẻ tò mò mở cửa chui vào khi không có ai xung quanh.

- Hãy chắc chắn rằng trẻ em không dễ dàng tiếp cận với chìa khóa xe ô tô của bạn.

- Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ đưa đón, trường học của trẻ gọi nếu con bạn trễ hơn 10 phút.

- Đặt điện thoại di động, túi xách hoặc ví của bạn ở ghế sau, để bạn kiểm tra luôn ghế sau khi bạn đến đích.

- Nếu ai đó đang lái xe đưa đón con bạn, hãy luôn kiểm tra để chắc chắn rằng bé đã đến nơi an toàn.

- Cung cấp cho con điện thoại hoặc thiết bị định vị.

Bạn đang đọc bài viết Kỹ năng cần thiết để trẻ thoát hiểm trên ô tô đã khóa cửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xuất khẩu chè dự kiến đạt 250 triệu USD trong năm 2024
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 93 nghìn tấn chè, thu về khoảng 4.000 tỷ đồng, vượt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm ngoái. Với sản lượng chè hiện nay, toàn ngành nhắm tới mục tiêu thu về 250 triệu USD kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.