0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 11/05/2024 06:51 (GMT+7)

Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chủ trương, chính sách mới, đột phá. Mong muốn chung của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân là sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng các nghị định, thông tư, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật, "bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa đầy đủ những nội dung mà Luật Đất đai giao cho Chính phủ hướng dẫn".

Theo Phó Thủ tướng, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là chính sách quan trọng, nhạy cảm, đột phá nhằm bảo đảm công bằng, an sinh xã hội. Người dân được tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển, hài hòa lợi ích của các bên khi thực hiện dự án.

Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, không bỏ sót hay chồng chéo, trùng lặp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Quy định về định giá đất cần bảo đảm nguyên tắc khách quan, minh bạch, điều hòa nguồn thu từ đất cho Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, không để giá đất biến động nóng, cân đối chi phí đầu vào cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 2
Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 3
Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 4
Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 5
Các đại biểu đóng góp ý kiến nhằm bảo đảm tính khả thi của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Các nội dung cần thảo luận trong dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm: Các nội dung chung của dự án và nội dung chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở; các trường hợp khác được bồi thường về đất và điều kiện được bồi thường về đất; đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống; đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; việc bố trí tái định cư cho người tự nguyện tặng cho Nhà nước quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; bố trí tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi trong thửa đất có nhà ở mà có nhu cầu tái định cư tại chỗ; đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Các chuyên gia, đại diện một số hiệp hội bất động sản đã góp ý các nội dung trong dự thảo Nghị định quy định về giá đất là: Việc ưu tiên nguồn thông tin khi lựa chọn thửa đất so sánh khi áp dụng phương pháp so sánh; tổng chi phí và tổng doanh thu của nhà đầu tư khi áp dụng phương pháp thặng dư; việc áp dụng phương pháp định giá đất cho các trường hợp chuyển tiếp; lựa chọn tổ chức thực hiện định giá đất; trình tự, nội dung xây dựng bảng giá đất; trình tự, nội dung định giá đất cụ thể.

Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán - Ảnh 6
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần kịp thời thể chế hoá những quy định, kinh nghiệm thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được chứng minh là đúng đắn, hiệu quả - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định trong luật là ngày 1/1/2025), với tinh thần "chất lượng, hiệu quả là trên hết".

Cùng với việc tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT tiếp tục làm việc với các chuyên gia, hiệp hội bất động sản, địa phương, nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, tính khả thi trong áp dụng chính sách, phương pháp mới về định giá đất, bảo đảm rõ ràng, đơn giản, mạch lạc để bảo vệ người làm công tác định giá.

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải có chính sách nhất quán, công bằng, có sự điều tiết của nhà nước, không bỏ sót đối tượng; kịp thời thể chế hóa những quy định, kinh nghiệm thực tiễn đã được chứng minh là đúng đắn, hiệu quả. Đơn cử như công tác thu hồi đất, tái định cư khi triển khai các dự án giao thông trọng điểm thời gian qua.

"Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, các địa phương cần đề xuất phương án, trình tự thủ tục trong thu hồi đất công, đất xen kẹt, bảo vệ được tài sản của Nhà nước và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, tuân thủ đúng theo cấp thẩm quyền đã được giao, không bỏ sót hay chồng chéo, trùng lặp.

Các địa phương, hiệp hội bất động sản huy động doanh nghiệp, chuyên gia độc lập chủ động tham gia đóng góp ý kiến, phản biện và đề xuất phương án bảo đảm các quy định rõ ràng, khả thi, thông suốt.

Bạn đang đọc bài viết Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải rõ phạm vi, khả thi, nhất quán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.