0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 08/08/2023 17:01 (GMT+7)

Kinh tế hồi phục, giới đầu tư tự tin về triển vọng doanh nghiệp niêm yết

Theo dõi KT&TD trên

Các định chế tài chính quốc tế như World Bank (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đã chính thức nâng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023, sau một thời gian dài nền kinh tế thế giới vật lộn với những khó khăn và thách thức.

Kinh tế hồi phục giới đầu tư tự tin về triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết

Đáng chú ý là các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, châu Âu cũng đang cho thấy đà phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. Trong bối cảnh đó, WB, IMF và OECD đều đã đồng loạt nâng mức dự báo GDP toàn cầu, một tín hiệu vui về sự phục hồi của các nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Với Việt Nam, chúng ta là một quốc gia có tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á hay ở các quốc gia mới nổi. Do đó, chúng ta cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tăng trưởng kinh tế và phục hồi của các quốc gia “bạn hàng”, nhất là các đối tác lớn Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.

Chia sẻ tại Talkshow “Phố Tài chính” (VTV), Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), ông Trần Thăng Long, cho rằng: “Những dấu hiệu tương đối tốt về phục hồi kinh tế đã diễn ra ở Hoa Kỳ và châu Âu và một phần ở Nhật Bản, khiến cho nhu cầu về mặt đơn hàng sẽ phục hồi tốt hơn. Trong nước, hiện tại những tín hiệu về đầu tư công vẫn khá tốt, chúng ta đã đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ trên 22 - 23%.

Đối với cầu tiêu dùng, ông Long cho rằng sẽ mất thêm một chút thời gian để phục hồi. Nếu kinh tế thế giới hạ cánh mềm, các quốc gia lớn phục hồi kinh tế thì chúng ta sẽ có lợi thế để tăng trưởng GDP vào dịp cuối năm. Do đó, tăng trưởng kinh tế có thể đạt khoảng 5,5 - 5,6% GDP vào cuối năm nay.

Riêng với thị trường chứng khoán, ông Long đánh gia, các chỉ số chứng khoán chính ở các quốc gia lớn đều tăng trưởng rất mạnh, điển hình là chỉ số Nasdaq khoảng 36%, chỉ số Nikkei 225 cũng tăng trưởng khoảng 28%, đa số các thị trường châu Âu tăng trưởng trên 20%. Mức tăng trưởng của Việt Nam khoảng 20 - 21%, tương đương với các thị trường trên thế giới, trong khi năm ngoái VN-Index lại giảm mạnh hơn.

Theo ông Long “thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế thật từ 1 - 3 quý, nên chúng ta có thể phần nào đó nhận định những gì khó khăn nhất đã tạo đáy vào quý II và nền kinh tế sẽ có những bước phục hồi tốt hơn vào quý III, IV năm nay và đầu năm 2024.

Thanh khoản của thị trường cũng bắt đầu tiệm cận những phiên cao điểm của năm ngoái là trên 1 tỷ USD, cho thấy các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đang bắt đầu cảm thấy tự tin trở lại vào tương lai phát triển của các doanh nghiệp trên sàn”.

Bàn về chiến lược đầu tư trong bối cảnh hiện nay, ông Long nhìn nhận, trong một chu kỳ luôn xuất hiện những nhóm ngành hay nhóm cổ phiếu được quan tâm hơn và có triển vọng khả quan hơn so với thị trường chung, thậm chí là tăng vượt hơn so với đỉnh của năm ngoái. Vào thời điểm hiện tại, chuyên gia cho rằng sau một giai đoạn dài tăng trưởng từ 7 đến 8 tháng thì các nhà đầu tư cũng cần phải có sự thận trọng nhất định trong việc phân bổ cổ phiếu.

Có hai xu hướng mà nhà đầu tư có thể tham khảo. Thứ nhất là những nhóm ngành tương đối cơ bản nhưng chưa tăng giá quá nhiều trong giai đoạn vừa qua, điển hình như ngân hàng hay bán lẻ.

Nhóm thứ hai các nhà đầu tư có thể quan tâm trong thời gian gần đây là các ngành kinh doanh có lợi thế nhất định về mặt chu kỳ, chính sách hỗ trợ hay thị trường quốc tế đang thuận lợi, có thể kể đến như dầu khí, hóa chất, phân bón hay lương thực thực phẩm. Đồng thời lĩnh vực tài chính như chứng khoán cũng có triển vọng tốt khi thanh khoản trung bình đang về mức cao của năm 2022.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế hồi phục, giới đầu tư tự tin về triển vọng doanh nghiệp niêm yết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.