0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 02/10/2024 09:46 (GMT+7)

Kiến nghị chưa trình dự thảo kinh doanh xăng dầu

Theo dõi KT&TD trên

Nhóm thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Ban soạn thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tạm dừng trình dự thảo để tiếp tục tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và chuyên gia.

Kiến nghị chưa trình dự thảo kinh doanh xăng dầu - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Nhóm thương nhân phân phối xăng dầu và thương nhân bán lẻ xăng dầu vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến việc sửa nghị định kinh doanh xăng dầu - dự thảo số 04 đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Nghị định mới này sẽ thay thế Nghị định 83 năm 2014, Nghị định 95 năm 2021 và Nghị định 80 năm 2023.

Một mặt ghi nhận những nỗ lực của Bộ Công thương trong việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh xăng dầu; tuy nhiên, những thương nhân này nói không tán thành quan điểm, cách tiếp cận vấn đề của Ban soạn thảo và nhiều nội dung của dự thảo Nghị định.

Các thương nhân này nêu ý kiến về 5 vấn đề, cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế quản lý thị trường xăng dầu, quan điểm và phương pháp quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Ban soạn thảo Nghị định không đổi mới, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và thị trường đã thay đổi sau 10 năm kể từ Nghị định 83/2014.

"Cơ chế quản lý xăng dầu cũ đã không mang lại hiệu quả, đa số doanh nghiệp trong nước khó tồn tại và phát triển, buôn lậu và hàng giả không được kiểm soát, là một nguyên nhân từng gây nên khủng hoảng xăng dầu", nhóm doanh nghiệp chỉ rõ.

Thứ hai, nhiều nội dung của dự thảo Nghị định, đặc biệt về thẩm quyền ban hành các quy định liên quan đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp không có căn cứ pháp luật, trái với nhiều quy định của các luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Quản lý ngoại thương...

Thứ ba, phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn có vị thế độc quyền, tạo cơ hội phát sinh tiêu cực, hình thành “lợi ích nhóm”, hạn chế quyền kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt Nhóm thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ xăng dầu.

Thứ tư, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ bảo lưu quan điểm rằng, cơ chế quản lý giá xăng dầu nêu trong dự thảo 04, tiếp tục duy trì phương pháp ấn định giá bán lẻ bằng mệnh lệnh hành chính trong khi giá đầu vào nhập khẩu phụ thuộc thế giới là trái với nguyên tắc hạch toán kinh doanh và quy luật thị trường, phương pháp tính giá xăng dầu không bảo đảm minh bạch và cạnh tranh.

Cuối cùng, việc lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo Nghị định còn mang tính hình thức và không thực chất, thiếu toàn diện và đầy đủ đối với các đối tượng chịu sự tác động, không bảo đảm đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhóm thương nhân này kiến nghị Chính phủ và các bộ liên quan xem xét sửa đổi dự thảo Nghị định với tinh thần đổi mới về phương thức và cơ chế quản lý, điều hành thị trường xăng dầu, theo hướng bảo đảm sự tuân thủ đúng khung khổ pháp luật hiện hành, hướng tới xây dựng một thị trường xăng dầu vận hành theo nguyên tắc cạnh tranh tự do, bình đẳng và công bằng.

Kiến nghị Chính Phủ có giải pháp để làm giảm vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp lớn và siêu lớn, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phân phối và bán lẻ không bị thôn tính phù hợp với tinh thần, mục tiêu của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo nhóm thương nhân, cần bãi bỏ các quy định phân loại thương nhân. Thay vào đó, quy định đối tượng điều chỉnh của Nghị định là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật gắn với các hoạt động kinh doanh. Ví như, điều kiện kinh doanh nhập khẩu; điều kiện và tiêu chuẩn kho xăng dầu; điều kiện và tiêu chuẩn phương tiện vận chuyển xăng dầu, điều kiện và tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ, điểm bán xăng dầu…

Ngoài ra, xem xét lại sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì nó không hiệu quả và ít phát huy tác dụng thực chất, trong khi đó nó tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nói chung và cùng với thuế môi trường thu trước, nhiều doanh nghiệp lớn đã lạm dụng quỹ này và tiền thuế để trục lợi trái pháp luật.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị chưa trình dự thảo kinh doanh xăng dầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Phê La: Hành trình chinh phục thị trường trà sữa bằng chiến lược đột phá
Thị trường trà sữa Việt Nam luôn sôi động với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu. Trong bối cảnh đó, Phê La đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới trẻ và khẳng định vị thế "HOT" nhất trên mạng xã hội. Vậy đâu là bí quyết tạo nên thành công vang dội ấy?  
Xây dựng chuỗi giá trị nông sản Hà Giang
Hà Giang, với khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, đã xây dựng thành công chuỗi giá trị cho các nông sản chủ lực như chè Shan tuyết, bò vàng và mật ong. Nhờ áp dụng khoa học công nghệ và phát triển bền vững, sản phẩm địa phương ngày càng nâng cao chất lượng, vươn tầm quốc tế.

Tin mới

UBCKNN Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa
Ngày 30/09/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1049/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (địa chỉ: Số 09 KCN Bắc Sơn Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), cụ thể như sau:
Kiến nghị chưa trình dự thảo kinh doanh xăng dầu
Nhóm thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Ban soạn thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tạm dừng trình dự thảo để tiếp tục tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và chuyên gia.
Những loại hạt cà phê ngon nhất thế giới
Trên thế giới, nhiều loại hạt cà phê nổi tiếng với hương vị độc đáo và chất lượng tuyệt hảo đã thu hút sự yêu thích của người thưởng thức. Từ những vùng đất nắng gió của Ethiopia đến những đồn điền xanh tươi ở Colombia, mỗi loại hạt cà phê mang đến một hương vị và trải nghiệm khác biệt.
Phê La: Hành trình chinh phục thị trường trà sữa bằng chiến lược đột phá
Thị trường trà sữa Việt Nam luôn sôi động với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu. Trong bối cảnh đó, Phê La đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới trẻ và khẳng định vị thế "HOT" nhất trên mạng xã hội. Vậy đâu là bí quyết tạo nên thành công vang dội ấy?  
Công bố Chương trình hợp tác năm 2024: Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu Món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.