0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/03/2023 07:09 (GMT+7)

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích trên toàn quốc

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên phạm vi toàn quốc, thí điểm từ tỉnh Quảng Ninh, báo cáo Thủ tướng trong quý II/2023.

Mới đây, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên phạm vi toàn quốc.

Công tác kiểm tra sẽ thí điểm từ tỉnh Quảng Ninh, báo cáo Thủ tướng trong quý II/2023.

Liên quan đến quản lý tiền công đức, trước đó, ngày 28/1, trước đó Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023, hiệu lực từ ngày 19/3, hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra tổng thể quản lý tiền công đức trên toàn quốc - Ảnh 1
Xây dựng kế hoạch kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên phạm vi toàn quốc.

Theo quy định, nếu tiền công đức được chuyển khoản hoặc qua hình thức thanh toán điện tử, người tiếp nhận phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại.

Với tiền mặt, người tiếp nhận mở sổ ghi chép đầy đủ. Tiền trong hòm công đức nếu có, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, đơn vị quản lý cần kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Khoản tiền đặt không đúng nơi quy định được thu gom kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch.

Theo quy định tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội gồm khoản hiến, tặng, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức bằng tiền bao gồm tiền mặt và chuyển khoản; bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội gồm tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội (cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách) và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương; tiền lãi phát sinh trên tài khoản gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định; Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

Đối với lễ hội do cơ quan Nhà nước tổ chức, đơn vị được ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc quản lý nguồn tiền công đức tại cơ sở tôn giáo thực hiện qua tài khoản ngân hàng sẽ giúp minh bạch việc sử dụng. Những cá nhân đóng góp tiền vào cơ sở tôn giáo cũng sẽ yên tâm hơn khi biết tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích.

Để quản lý thu chi tốt, nên thành lập các hội đồng, giống như đại diện của người dân để cùng tham gia việc kiểm đếm, tính toán dòng tiền đóng góp. Sau đó, có thể phân chia để chi tại chỗ, hoặc chuyển vào một quỹ nào đó, thậm chí có thể san sẻ thêm cho các cơ sở thờ tự khác.

Đề xuất khuyến khích người dân chuyển khoản tiền công đức

Chuyển khoản tiền công đức vào số tài khoản của cơ sở quản lý di tích là một nội dung được dư luận quan tâm trong cả năm qua.

Khi minh bạch các khoản tiền và hiện vật được đóng góp sẽ giúp các cơ sở quản lý minh bạch nguồn kinh phí này. Những người làm công đức thật sự cũng mong muốn điều này, bởi họ muốn biết rõ tiền, hiện vật mà họ công đức đã được sử dụng như thế nào.

Hình thức này sẽ giúp công khai trong quá trình quản lý. Đây cũng là hình thức mà chúng ta đang hướng tới là thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Ngoài ra, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp Nhà nước quản lý tốt hơn các nguồn tiền và thu được thuế, tạo sự bình đẳng của xã hội. Khi thực hiện tốt việc này, bất cứ hành vi méo mó hay vi phạm nào đều rất dễ được nhận biết, các cơ quan có trách nhiệm cũng dễ dàng trong việc xác định vi phạm.

PV

Bạn đang đọc bài viết Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích trên toàn quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Chính phủ Mỹ vừa công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Quyết định này đã lập tức gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đối mặt với nguy cơ suy giảm doanh thu nghiêm trọng.

Tin mới

Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều 3/4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 495 đồng/lít; trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng đồng loạt ở mức từ 124 - 261 đồng/lít