0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/02/2025 10:01 (GMT+7)

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực năng lượng

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) tổ chức hội thảo tham vấn: "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam".

Ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: BTC)  
Ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: BTC)

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng với mức tăng trưởng 2 con số, do đó yêu cầu về tăng trưởng năng lượng là bắt buộc để đạt được tham vọng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển năng lượng, Việt Nam cần tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Trên thực tế, vào tháng 2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TƯ về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ: Phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Hội thảo tham vấn: "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam"  
Hội thảo tham vấn: "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam"

Dự án "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam" hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ được nêu thuộc Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, cũng như phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam đặt ra trong Quy hoạch điện VIII và Nghị quyết số 55-NQ/TW.

Với mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư và phát triển các dự án năng lượng, chương trình sẽ nghiên cứu các thông lệ tốt của quốc tế trong việc huy động vốn tư nhân, đánh giá cấu trúc và công cụ hiện tại của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị phù hợp, các công cụ, phương pháp thu hút vốn hiệu quả.

Còn theo ông Philip Timothy Rose, Giám đốc ETP, việc thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào phát triển năng lượng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh giai đoạn 2021-2030, tổng vốn đầu tư cho phát triển điện năng tại Việt Nam dự kiến lên tới trên 134 tỷ USD. Giai đoạn 2031-2050 là 20-26 tỷ USD/năm. Song, những dự báo mới đây cho thấy, nhu cầu về năng lượng đang tăng rất mạnh và vì vậy cần có lượng vốn cao hơn những con số nói trên. Điều đó có nghĩa là cần thêm nhiều nguồn vốn đầu tư hơn, trong đó Chính phủ chủ trương thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, để huy động vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, cần giải quyết các vấn đề chính sách và pháp lý để tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cần xây dựng khuôn khổ giá điện cho các loại dự án năng lượng tái tạo khác nhau, giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch triển khai dự án. Nguồn vốn trong nước cần được ưu tiên bằng cách thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu xanh.

Cũng theo các chuyên gia, khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng đối mặt với nhiều rủi ro, vì nhu cầu vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, trong khi đó khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, nên khả năng để tiếp cận nguồn vốn là vô cùng khó khăn.

Hội thảo Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam nằm trong khuôn khổ dự án Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam  
Hội thảo Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam nằm trong khuôn khổ dự án Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, nếu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 1% thì điện phải tăng trưởng 2%. Do đó, việc thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực điện là rất quan trọng.

Tuy nhiên, có một số cản trở phải tìm cách xử lý, trong đó cản trở đầu tiên là thiếu cơ chế giá điện cạnh tranh và minh bạch. Cơ chế mua bán điện thiếu hấp dẫn khi vai trò độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là rất lớn. Việc đầu tư điện nói chung, điện mặt trời hay điện gió cần nguồn vốn lớn trong khi tiếp cận vốn trong nước khó, lãi suất cao và tiếp cận vốn nước ngoài cần sự bảo lãnh của Chính phủ. Hệ thống truyền tải điện chưa theo kịp sự phát triển. Ngoài ra, rủi ro pháp lý về chính sách còn là một thực tế bên cạnh thủ tục hành chính phức tạp; sức ép từ các cam kết quốc tế về môi trường…

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia kiến nghị, Chính phủ cần có các giải pháp khuyến khích tất cả các doanh nghiệp sử dụng năng lượng có hiệu suất, tiết kiệm nhất chứ không hẳn chỉ đầu tư vào điện gió, điện mặt trời. Các chính sách nên khuyến khích nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào tất cả các loại hình điện như điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, điện khí...

Hội thảo là cơ hội để đội ngũ tư vấn trình bày phương pháp tiếp cận đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật và thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá từ các bên liên quan.

Hoàng Nhung

Bạn đang đọc bài viết Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Golden Gate và tham vọng chiếm lĩnh thị trường đồ uống
Golden Gate, một "đế chế" hùng mạnh trong ngành ẩm thực (F&B) Việt Nam, với hàng loạt thương hiệu nhà hàng lẩu, nướng, món Á nổi tiếng, dường như vẫn đang loay hoay tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường đồ uống đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần cạnh tranh.
SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG
Trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả, SHB kiên tâm với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới

Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025
Thời gian qua, nhiều trường hợp lừa đảo trên không gian mạng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.
Bao bì ấn tượng: Chiến lược lên kệ thành công của các thương hiệu đồ uống
Trong ngành đồ uống, nơi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bao bì không chỉ đơn thuần là lớp vỏ bảo vệ sản phẩm mà còn là vũ khí giúp thương hiệu chiếm lĩnh kệ trưng bày. Một thiết kế ấn tượng có thể biến một sản phẩm bình thường thành lựa chọn hàng đầu, thu hút ánh nhìn ngay từ giây đầu tiên.
Chiều nay (21/2) vàng thế giới và trong nước đều quay đầu giảm
Sau 5 phiên liên tục tăng và lập các “đỉnh mới”, giá vàng cả thế giới và trong nước quay đầu giảm. Hiện tại, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 89,7 - 92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300 nghìn đồng/lượng.
Cảnh báo nguy cơ mất thông tin tài khoản và mật khẩu tại các hệ thống thông tin dùng chung
Công an TP Hà Nội thông tin, thông qua thực hiện công tác giám sát, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện tình trạng lộ, mất thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập vào các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn TP.