0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/11/2023 19:33 (GMT+7)

Home Credit Việt Nam có gì mà khiến loạt ngân hàng ngoại tranh mua?

Theo dõi KT&TD trên

Hàng loạt ngân hàng tới từ Thái Lan và Hàn Quốc đang tiến vào vòng đàm phán tiếp theo trong thương vụ mua lại Home Credit Việt Nam. Giá trị của thương vụ ước khoảng 700 triệu USD.

Home Credit Việt Nam được định giá 700 triệu USD

Theo thông tin từ Bloomberg, các ngân hàng lớn nhất của Thái Lan là Kasikornbank và SCB X nằm trong danh sách những nhà đầu tư cuối cùng tham gia mua lại công ty tài chính tiêu dùng Home Credit của Việt Nam.

Trong khi đó, theo một nguồn tin khác, Ngân hàng KB Kookmin, thành viên của tập đoàn Tài chính KB đến từ Hàn Quốc, cũng đã tiến vào vòng tiếp theo.

Các nguồn tin cho biết, thoả thuận tới đây có thể định giá Home Credit Việt Nam ở mức 700 triệu USD.

Home Credit Việt Nam có gì mà khiến loạt ngân hàng ngoại "tranh mua"? - Ảnh 1
Home Credit Việt Nam được định giá 700 triệu USD.

Các nguồn tin cho biết, Home Credit đặt mục tiêu xác định người mua đối với mảng kinh doanh của mình tại Việt Nam trước cuối năm nay. Các cuộc cân nhắc đang diễn ra và những người mua tiềm năng có thể quyết định không tiếp tục chào mua, trong khi Home Credit cũng có thể giữ tài sản lâu hơn. Thương vụ này có thể rơi vào khoảng 700 triệu USD.

“KBank hiện đang vận hành giải pháp KBank Biz Loan, một dịch vụ tín dụng dành cho các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Thỏa thuận tiềm năng với Home Credit sẽ cho phép ngân hàng thúc đẩy khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ”, một trong những nguồn tin quen thuộc với KBank cho biết.

Việc thoái vốn tại Việt Nam là một phần trong nỗ lực của Home Credit nhằm cơ cấu lại hoạt động kinh doanh khi chủ sở hữu Tập đoàn tài chính PPF của gia đình tỷ phú Petr Kellner đang chuyển trọng tâm đầu tư trở lại châu Âu. Home Credit đang xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình ở châu Á sau khi hủy bỏ đợt IPO trị giá 1,5 tỷ USD tại Hồng Kông vào năm 2019.

Đầu năm nay, Home Credit đã bán các đơn vị của mình tại Indonesia và Philippines cho Bank of Ayudhya Pcl, một chi nhánh Thái Lan của tập đoàn ngân hàng khổng lồ Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group. Reuters hồi tháng 8 cũng đưa tin rằng Kasikornbank đang đàm phán để mua Home Credit Việt Nam.

Công ty hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp

Được biết, Home Credit thành lập vào năm 1997, Home Credit có hoạt động tại các quốc gia trên khắp châu Á, Trung Âu và Đông Âu và Liên Xô cũ. Còn ở Việt Nam, Home Credit hoạt động từ năm 2008, là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp. Hiện nay công ty đã xây dựng được mạng lưới 9.000 điểm giới thiệu dịch vụ và hơn 6.000 nhân viên trên cả nước.

Đơn vị này có 12 triệu khách hàng với 3 sản phẩm chính: Cho vay trả góp xe gắn máy; Cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử và Cho vay trả góp tiền mặt.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 211 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) là 3,22%. Tính đến cuối quý II/2023, vốn chủ sở hữu của Home Credit Việt Nam đạt 6.571 tỷ đồng, tăng 193 tỷ đồng, tương ứng tăng 3% so với ngày đầu năm.

Tổng nợ phải trả gấp 2,77 lần vốn chủ sở hữu, khoảng 18.202 tỷ đồng, giảm 29% sau 6 tháng. Trong đó, dư nợ trái phiếu tăng không đáng kể, ở mức 1.117 tỷ đồng và chiếm 5% tổng nguồn vốn. Ngày 30/6, tổng tài sản của công ty tài chính tiêu dùng này đạt gần 24.773 tỷ.

Các chỉ tiêu an toàn vốn của Home Credit đều tuân thủ quy định, như chỉ tiêu an toàn vốn 24,6% (pháp luật yêu cầu tối thiểu 9%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản 8,4% (tối thiểu 1%), tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày bằng VND 90,37% (tối thiểu 20%), tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 để ngày bằng USD 466,14% (tối thiểu 5%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 13,35% (tối đa 90%).

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Home Credit Việt Nam có gì mà khiến loạt ngân hàng ngoại tranh mua?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Cao-su Sông Bé và CTCP Chứng khoán đầu tư tài chính Việt Nam do những vi phạm trong công bố thông tin, không quy định nội dung họp trực tuyến trong quy chế nội bộ, giao dịch, báo cáo...
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group
Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng ...

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.