0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 02/02/2025 06:26 (GMT+7)

Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030,

Tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

Điển hình, Cục Phát triển đô thị chủ trì, phối hợp với Cục Hạ tầng kỹ thuật và các đơn vị liên quan soạn thảo Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị. Cục đã tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến Dự thảo Luật tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và hiện đang tập trung nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo lãnh đạo Bộ, Ban Cán sự Đảng, Ban soạn thảo trước khi trình Bộ Tư pháp thẩm định.

Cũng trong năm 2024, Cục đã tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn; trình Chính phủ sửa đổi Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc đến năm 2030. Cục được lãnh đạo Bộ phân công theo dõi và phối hợp triển khai các Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của các vùng: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong công tác phân loại đô thị, Cục tham mưu Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành đề án phân loại đô thị; ban hành Quy chế nội bộ tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị, báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận, phường; trình lãnh đạo Bộ tổ chức thẩm định và công nhận hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận loại đô thị...

Đến hết năm 2024, đã có 17 đô thị được Cục thực hiện quy trình tổ chức đánh giá, quyết định công nhận loại đô thị; khoảng 80 đô thị sắp xếp đơn vị hành chính đô thị (nằm trong các đề án sắp xếp đơn vị hành chính), tổng dân số đô thị tăng thêm do sắp xếp đơn vị hành chính đô thị khoảng 1,58 triệu người.

Nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đô thị, Cục tiếp tục tập trung triển khai Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến 2030", Kế hoạch Phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị thực hiện chuyên đề các khu đô thị sinh thái ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng để triển khai trong năm 2025.

Bên cạnh đó, Cục đã triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch Phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; chủ động làm việc với Sở Xây dựng, cơ quan liên quan của 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính đô thị; thực hiện cho ý kiến thẩm định đối với các dự án khu đô thị, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; thực hiện hiệu quả các dự án ODA, chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thành công Diễn đàn đô thị Việt Nam...

Bước sang năm 2025, Cục Phát triển đô thị tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị trình Chính phủ vào 01/2025 để Chính phủ trình Quốc hội khóa XV xem xét lần đầu vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), thông qua vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025); đồng thời phối hợp các đơn vị tập trung nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật để ban hành ngay sau khi Luật có hiệu lực.

Cục tập trung nghiên cứu, xây dựng Chương trình quốc gia cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2026 - 2030; Tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, Đề án phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng phát triển một số đô thị, khu đô thị ven biển hiện đại theo mô hình sinh thái, tăng trưởng xanh, thông minh gắn với phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Cục đồng thời triển khai Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị năm 2025; Tổ chức phân loại đô thị và đánh giá hệ thống đô thị, chất lượng đô thị từ loại III trở lên theo yêu cầu của Nghị quyết 06-NQ/TW; Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực trong Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN; Mở rộng hợp tác với đối tác truyền thống và nghiên cứu hợp tác với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước đối tác; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quy trình chuẩn ISO trong chỉ đạo, điều hành.v

Trần Quốc TháiCục trưởng Cục Phát triển đô thị

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dòng tiền đang chảy về đâu trên thị trường bất động sản trong năm 2025?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 đang chứng kiến những chuyển biến đáng chú ý trong dòng chảy vốn đầu tư. Sau giai đoạn trầm lắng và điều chỉnh sâu, những tín hiệu phục hồi đã bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn với sự quan tâm có chọn lọc của các nhà đầu tư.
Tháo gỡ nút thắt pháp lý, nhà ở xã hội có bùng nổ trong thời gian tới?
Thị trường BĐS Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển mình đáng kể khi các chính sách mới về nhà ở xã hội được ban hành và triển khai. Sau nhiều năm trầm lắng với vô số rào cản pháp lý, phân khúc nhà ở vốn được coi là "cứu cánh" cho người thu nhập thấp này đang có những dấu hiệu khởi sắc rõ rệt.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá BĐS cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án NƠXH giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”.

Tin mới

Đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân
Cải cách thể chế là quá trình thường xuyên, liên tục, không có điểm cuối cùng. Về lâu dài, chúng ta cần thiết lập cơ chế kiểm soát chất lượng các văn bản quy định mới ban hành để tránh tình trạng: Giấy phép năm nay bãi bỏ, năm sau mọc lại, bãi bỏ ở ngành này lại quy định ở ngành khác.