0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 17/12/2022 15:44 (GMT+7)

Hòa Bình: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025

Theo dõi KT&TD trên

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế để chủ động thích ứng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và có những bước đi phù hợp trong bối cảnh bình thường mới.

Thành phố Hòa Bình bờ trái Sông Đà
Thành phố Hòa Bình bờ trái Sông Đà

Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025

Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh; triển khai thực hiện tốt tiêm vắc - xin để đạt miễn dịch cộng đồng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh. Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện.

Ba là, tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Bốn là, tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách. Tổ chức, điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng dự toán được giao.

Năm là, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ, cải thiện căn bản các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh trong năm 2022.

Sáu là, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện lồng ghép các quan điểm nguyên tắc phát triển bền vững, mục tiêu tăng trưởng xanh, phòng, chống thiên tai vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao nhận thức và tuyên truyền về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh cho các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bảy là, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: Văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Tám là, phát triển khoa học và công nghệ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025.

Chín là, thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc, ưu tiên cho các hộ thuộc diện nghèo; ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 và Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025.

Mười là, công tác tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất Kế hoạch tinh giản biên chế theo đúng lộ trình đã đề ra. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước gắn với công khai, minh bạch, thuận lợi của người dân, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng công vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

Mười một là, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tranh, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện nghiêm việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiên quyết xử lý, khắc phục tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết triệt để các đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài; thực hiện nghiêm trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 90% đối với các vụ việc mới phát sinh. Tăng cường kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Nghiêm túc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

Mười hai là, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Tận dụng thành tựu, phát huy các thế mạnh tiềm năng

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu tổng quát. Đó là: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050, trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Đại hội đã thông qua nghị quyết với mục tiêu bao trùm, phấn đấu đến năm 2025 Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển kinh tế trung bình của cả nước.

Nhắc đến những khó khăn phải đối mặt, tỉnh Hòa Bình xác định, xuất phát điểm là tỉnh nghèo của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 73%, tỷ hộ nghèo đầu nhiệm kỳ 2015 chiếm tới 24%. Trong quá trình phấn đấu, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,36%. Năm 2020 tỉnh phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh, hạn hán và biến đổi khí hậu, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh cũng vạch ra các mục tiêu và phương hướng đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển kinh tế trung bình của cả nước.

Mô hình nuôi cá lồng tại cảng Ba Cấp phường Thái Bình, thành phố HòaBình, tỉnh Hòa Bình ( Ảnh - Văn Hiếu/VPTB)
Mô hình nuôi cá lồng tại cảng Ba Cấp phường Thái Bình, thành phố HòaBình, tỉnh Hòa Bình ( Ảnh - Văn Hiếu/VPTB)

Tận dụng được những thành tựu, phát huy được những thế mạnh tiềm năng, trong đó Hòa Bình là cửa ngõ nối Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc. Cùng với đó, Hòa Bình có môi trường tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch và công nghiệp. Thành tựu nổi bật mà chúng tôi cần phát huy trong nhiệm kỳ trước đặt ra, đó chính là thành tựu về phát triển kinh tế. GDP bình quân trong năm qua tăng trưởng khoảng 9%. Đến nay, GDP bình quân đầu người của tỉnh Hòa bình đạt 63,8 triệu đồng/người, vào mức trung bình của cả nước.

Nhóm PVTB

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.