0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 04/12/2024 13:55 (GMT+7)

Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm

Theo dõi KT&TD trên

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; theo Sở Xây dựng, việc triển khai còn rất chậm, không đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm
Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Vướng mắc từ khâu lập quy hoạch

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chủ trì, nghe các Sở, ngành, quận, huyện báo cáo về công tác triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, mặc dù UBND các quận, huyện đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao (như: Ban hành các kế hoạch triển khai, di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D, triển khai kiểm định, nghiên cứu cơ cấu quy hoạch các khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và tổ chức lấy ý kiến của người dân...). Tuy nhiên, việc triển khai các công tác liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố còn rất chậm, không đảm bảo tiến độ đã đề ra tại Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án do một số nguyên nhân, trong đó công tác lập quy hoạch là nguyên nhân cơ bản.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phân khu đô thị, thì một số nhà chung cư hiện trạng không phù hợp quy hoạch (nhiều vị trí nhà chung cư cũ quy hoạch xác định là khu cây xanh, công viên; chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thấp 1-5 tầng, dân số hiện trạng cao hơn dân số quy hoạch…); Do bị hạn chế bởi số tầng cao công trình, dân số theo quy hoạch nên rất khó đảm bảo tính hiệu quả đầu tư, không hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia thực hiện cải tạo xây dựng lại nhà chung cư.

Đối với công tác kiểm định: Một số nhà chung cư không còn nguyên trạng ban đầu, các hộ dân đã sửa chữa cơi nới gây khó khăn cho công tác kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; UBND các quận, huyện chưa xác định được ranh giới các khu chung cư. Các quận, huyện có nhà chung cư chưa đánh giá hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá và kết luận theo quy định Nghị định 69/2021/NĐ-CP (trước đây), nay là Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 98/2024/NĐ-CP...

Các dự án đang triển khai đều chậm so với tiến độ được phê duyệt do chủ đầu tư chưa thống nhất được phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư do các chủ sở hữu yêu cầu mức bồi thường quá cao, chủ đầu tư không thể cân đối hiệu quả tài chính; các hồ sơ pháp lý liên quan đến nguồn gốc sở hữu nhà không có nên khó khăn trong việc xác định cụ thể phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước tại dự án...

Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm
Trên địa bàn Thủ đô hiện có 1.579 chung cư cũ có tuổi thọ hơn 50 năm, chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn 1960 – 1990.

Hoàn thành quy hoạch đợt 1 trong quý I/2025

Tại buổi họp, Sở Xây dựng đã kiến nghị đối với UBND các quận, huyện (nơi có nhà chung cư cũ) tập trung triển khai hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết theo chỉ đạo của UBND Thành phố (trong đó xác định phạm vi ranh giới dự án thành phần để triển khai phân kỳ đầu tư); đối với khu chung cư thực hiện kiểm định đảm bảo nguyên tắc toàn khu, đánh giá các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Luật Nhà ở 2023, Nghị định 98/2024/NĐ-CP.

Tiếp tục rà soát, lập danh mục các nhà chung cư, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố cho phép cập nhật vào Kế hoạch kiểm định số 334/KH-UBND ngày 31/12/2021 và gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổng hợp, cập nhật vào Kế hoạch lập quy hoạch số 329/KH-UBND ngày 31/12/2021.

Cùng đó tập trung triển khai 6 nội dung được UBND Thành phố ủy quyền tại Quyết định số 5899/QĐ-UBND ngày 12/11/2024 (Lập, phê duyệt phương án bồi thường; di dời và cưỡng chế di dời theo phương án bồi thường; xác định hệ số k bồi thường; lập, phê duyệt Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cho từng dự án).

Đối với các Sở, ngành chủ trì đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện (nơi có nhà chung cư) trong công tác lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo chỉ đạo của UBND Thành phố; Tham mưu UBND Thành phố hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện thống nhất: Xác định phạm vi, ranh giới dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo nguyên tắc toàn khu (trong đó có 3 khu tập thể: Giảng Võ, Khương Thượng, Trung Tự); lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng có báo cáo tổng thể đánh giá những tồn tại, nhận diện hạn chế, nêu rõ những quận, huyện (nơi có nhà chung cư) còn tồn tại hạn chế, đề xuất các biện pháp xử lý tồn tại, bất cập trong việc thực hiện ủy quyền, báo cáo UBND Thành phố. Sở Xây dựng - cơ quan thường trực coi đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình có kế hoạch bao trùm, đề xuất Ban Chỉ đạo, UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

"Việc đẩy nhanh quá trình cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở tái định cư là nhiệm vụ Hà Nội đặc biệt quan tâm, với mục tiêu cốt lõi hướng đến nâng cao đời sống, tạo điều kiện an cư lạc nghiệp cho người dân", Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc có phương pháp phối hợp hiệu quả với các quận, huyện (nơi có nhà chung cư) hướng dẫn trong công tác quy hoạch, chậm nhất trong quý I/2025 hoàn thành đợt 1.

Theo thống kê của Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 1.579 chung cư cũ có tuổi thọ hơn 50 năm, chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn 1960 - 1990 của thế kỷ trước, tập trung tại khu vực 4 quận nội thành. Sau khi rà soát, phân loại, có 200 nhà cấp C, 137 nhà cấp B và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D.

Tiến Hào

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Đột phá để về đích năm 2025
Năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành một điểm sáng phát triển với những nỗ lực đột phá trong đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.