0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 08/06/2023 20:26 (GMT+7)

Hạ Long: Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?

Theo dõi KT&TD trên

Một diện tích lớn rừng đặc dụng đã được giao khoán trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long đang bị các hộ dân có dấu hiệu lấn chiếm, xây dựng công trình không phép.

Bên cạnh đó, cũng trong khu vực rừng đặc dụng này đang có dấu hiệu giao khoán chồng lấn khi cả 2 đơn vị đều có hợp đồng nhận khoán trên cùng một diện tích đất rừng.

Hạ Long (Quảng Ninh): Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?
Một công trình với diện tích rộng “mọc” lên có dấu hiệu lấn chiếm đất rừng.

Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh liên quan đến tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình kiên cố có dấu hiệu không phép bên trong khu đất rừng đã được giao khoán để sử dụng với mục đích lâm nghiệp và du lịch sinh thái.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã đi khảo sát thực tế và tìm hiểu hồ sơ được biết: Ngày 15/09/2005, Công ty TNHH Tài Nguyên (Công ty Tài Nguyên) có đơn xin nhận khoán rừng và đất rừng với diện tích 22,7ha nằm 7 lô ở khoảnh 43 thuộc tiểu khu 100 do Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long quản lý tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 25/12/2005, tại Hợp đồng số 04/HĐGK, Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long đã giao cho Công ty Tài Nguyên 22,39ha rừng và đất rừng tại khu vực kể trên. Việc giao khoán với mục đích bảo vệ rừng, đầu tư sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái rừng. Thời hạn giao khoán là 50 năm kể từ ngày 01/01/2006. Sau đó, ngày 1/11/2006, Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long tiếp tục giao khoán rừng và đất rừng đợt II cho Công ty Tài Nguyên tại các khoảnh 38,42,43 thuộc tiểu khu 100 với diện tích 18,7ha, nâng tổng số đất rừng giao khoán cho Công ty Tài Nguyên lên 41,09ha.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong phần diện tích đất rừng đã bàn giao cho Công ty Tài Nguyên, ở phía Đông khu đất, một cụm công trình xây dựng kiên cố với diện tích khoảng 1ha bao gồm: Nhà sàn bằng gỗ, một số căn nhà cấp 4, phía trước ngôi nhà được chủ sở hữu xây dựng ao nước, sân bê tông và các công trình xung quanh. Bên cạnh đó, tại khu vực này còn xuất hiện một xưởng gỗ đang hoạt động có dấu hiệu không phép.

Hạ Long (Quảng Ninh): Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?
Hạ Long (Quảng Ninh): Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?
Một số công trình khác cũng xuất hiện bên trong khu vực đất rừng đã giao khoán.

Không chỉ dừng lại ở đó, tại phía Đông Nam của khu đất rừng này còn xuất hiện 2 căn nhà lợp mái tôn được xây dựng kiên cố với diện tích khoảng 200m2, phần sân và lối đi cũng đã được đổ bê tông. Theo phản ánh của người dân, những công trình này “mọc” lên cũng có dấu hiệu không phép, bất chấp các quy định nghiêm ngặt về việc quản lý tài nguyên đất, rừng.

Hạ Long (Quảng Ninh): Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?
Một khu vực đất rừng được Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long giao khoán chồng lấn cho 2 doanh nghiệp?

Cũng theo phản ánh của người dân, năm 2021, một phần đất rừng với diện tích 3ha tại lô a2.2 khoảnh 42 và lô e2 khoảnh 43 thuộc tiểu khu 100, phường Bãi Cháy (tức là nằm trong khu vực đất rừng được giao khoán cho Công ty Tài Nguyên) đã bị một nhóm người được cho là của Công ty Cổ phần Cơ khí Tiến Mạnh (Công Tiến Mạnh) chặt phá cây và làm hàng rào thép gai. Người dân cho rằng: Sở dĩ mà Công ty Tiến Mạnh có những hành vi trên là do Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long đã ký một hợp đồng giao khoán hơn 3ha đất rừng (nằm trong diện tích đất rừng giao khoán cho Công ty Tài Nguyên) cho Công ty này. Thế nhưng trước thời điểm giao đất rừng, Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long lại không có quyết định thu hồi 3ha đất rừng kể trên của Công ty Tài Nguyên để giao cho đơn vị khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 02/06/2009, Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long và Công ty TNHH Tiến Minh đã ký hợp đồng giao khoán số 117/HĐGK. Theo đó, giao khoán cho Công ty Tiến Minh diện tích đất 3,05ha tại khoảnh 42 lô a2.2, khoảnh 43 lô e2. Từ đó có thể thấy, khu đất rừng 3,05ha này nằm trong diện tích đất lâm nghiệp mà Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long đã bàn giao cho Công ty Tài Nguyên trước đó. Vậy nếu như cơ quan này chưa có quyết định thu hồi đất đối với Công ty Tài Nguyên mà đã bàn giao cho Công ty Tiến Minh, thì việc giao đất chồng lấn này có đúng với quy định của pháp luật? Ban quản lý rừng đặc dụng Cảnh quan môi trường Hạ Long có trách nhiệm như thế nào trước vấn đề này?

Việc xây dựng công trình kiên cố có dấu hiệu lấn chiếm đất lâm nghiệp hay những hoài nghi về sự chồng lấn trong việc giao khoán đất rừng đang là những thực trạng khiến người dân tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long hết sức bức xúc và đặt ra dấu hỏi trách nhiệm cho lực lượng chức năng và chính quyền sở tại. Đề nghị các cơ quan hữu quan tỉnh Quảng Ninh vào cuộc kiểm tra xác minh những nội dung mà người dân phản ánh. Đồng thời, có những biện pháp xử lý nếu phát hiện sai phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Hạ Long: Có hay không việc xây dựng lấn chiếm đất rừng và chồng lấn trong giao khoán đất lâm nghiệp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.