0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 10/03/2023 18:44 (GMT+7)

Hai Bà Trưng: Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Theo dõi KT&TD trên

Thành phố Hà Nội đang mở chiến dịch cao điểm xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đảm bảo trật tự đô thị, thế nhưng nhiều công trình xây dựng tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn “ngang nhiên” chiếm dụng vỉa hè để vật liệu xây dựng, chiếm dụng toàn bộ vỉa hè.

Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Công trình tại góc phố Bạch Mai – Thanh Nhàn, phường Cầu Dền hàng rào tôn lấn ra vỉa hè. Quan sát bằng mắt có thể thấy, công trình có đến 7 tầng, tường bao quanh phía trên nóc toà nhà xây dựng giống như 1 tầng, chỉ thiếu phần mái.

Vừa qua UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, mở chiến dịch đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, việc này được các quận, huyện, thị xã trên địa bàn nhiệt liệt hưởng ứng và ra quân rầm rộ, thực hiện nhiều giải pháp, kiên trì, quyết liệt dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, đảm bảo trật tự đô thị và an toàn giao thông. Ghi nhận tại các quận Tây Hồ, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy thời gian qua… nhiều lực lượng được huy động, phối kết hợp như công an, thanh tra giao thông ra quân để xử lý vi phạm lòng đường, hè phố, trật tự đô thị. Nhiều trường hợp vi phạm bị thu giữ đồ đạc, xử phạt vi phạm.

Thế nhưng, ghi nhận chiều ngày 8 và sáng 09/3/2023, tại các phường Quỳnh Lôi, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Quỳnh Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, nhiều tuyến phố vẫn còn hiện tượng bị lấn chiếm vỉa hè và có 1 số công trình xây dựng sử dụng tôn xanh làm hàng rào che chắn công trình lấn chiếm ra vỉa hè khiến người đi bộ không có lối đi, thậm chí nhiều công trình còn không có thiết bị, phương tiện che chắn hoặc che chắn sơ sài không đảm bảo an toàn, nguy cơ cao gây mất an toàn lao động, vật liệu xây dựng để, đổ tràn lan ra đường mất vệ sinh môi trường. Tại các công trình này không công bố, niêm yết thông tin cần thiết theo quy định như Giấy phép xây dựng…

Liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo các phường Quỳnh Lôi và phường Thanh Nhàn, các vị lãnh đạo này đều khẳng định, các công trình phóng viên trao đổi đều xây dựng đúng Giấy phép xây dựng được cấp.

Hiện nay chưa rõ các công trình này xây dựng đúng sai thế nào, tuy nhiên với thực tế nói trên, đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có), quyết liệt lập lại trật tự đô thị, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

Dưới đây là 1 số hình ảnh ghi nhận thực tế:

Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Tại trường THCS Quỳnh Mai đang sửa chữa, cải tạo nhưng che chắn sơ sài nguy cơ mất an toàn lao động cao, cần kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo an toàn.
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Tại gầm cầu Vĩnh Tuy, cạnh khách sạn A25, một công trình xây dựng quây hàng rào tôn chiếm dụng toàn bộ vỉa hè, vật liệu xây dựng đổ tràn ra đường mất vệ sinh môi trường.
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Công trình sửa chữa, cải tạo nâng tầng tại ngõ 42 Võ Thị Sáu không được che chắn cẩn thận, gạch để ngoài vỉa hè vừa mất vệ sinh môi trường, vừa chiếm dụng không gian chung.
Hai Bà Trưng (Hà Nội): Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Công trình cạnh tập thể Lâm Nghiệp 189 Thanh Nhàn chiếm dụng hoàn toàn vỉa hè, che chắn sơ sài nguy cơ mất an toàn lao động, mất mỹ quan đô thị.


Đỗ Lê -Tuấn Nghĩa
Bạn đang đọc bài viết Hai Bà Trưng: Cần kiểm tra, xử lý nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.