0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 15/08/2024 14:25 (GMT+7)

Gia Lai: DN bị cấm vẫn tham dự và trúng nhiều gói thầu

Theo dõi KT&TD trên

Theo Thanh tra Chính phủ, trong xử lý vi phạm hoạt động đấu thầu còn thiếu nghiêm túc, tỉnh Gia Lai đã để các nhà thầu có vi phạm các hành vi bị cấm được tiếp tục tham gia và trúng nhiều gói thầu. Các nhà thầu này là Công ty TNHH Trang Khuê; Công ty TNHH Thanh Việt; Công ty TNHH xây dựng Xuân Hương.

Cụ thể, tại Thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh trong quản lý, sử dụng đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; hoạt động khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai được công bố vào ngày 14/8, Thanh tra Chính phủ đã xác định, UBND tỉnh Gia Lai chậm xây dựng văn bản công bố giá vật liệu trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn trong công tác lập dự toán các dự án đầu tư;

Gia Lai: DN bị cấm vẫn tham dự và trúng nhiều gói thầu
Ảnh minh hoạ.

Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đơn vị còn để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm, thiếu sót, như: Kế hoạch đầu tư công phải điều chỉnh 8 lần;

Việc phân bổ, bố trí vốn còn chậm, giao thành nhiều đợt, chưa sát với thực tế, vượt quá khả năng cân đối nguồn vốn, dẫn đến 32 dự án thuộc kế hoạch thiếu vốn, thi công chậm tiến độ, dở dang phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025 với tổng vốn là 1.931.164 triệu đồng;

Tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt 86%; một số dự án được bố trí vốn theo kế hoạch năm nhưng không thể giải ngân, phải hủy bỏ vốn của từng năm trong giai đoạn 2016-2020 với tổng số tiền 254.270 triệu đồng;

Chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu thực tế, dẫn đến 23 dự án phải điều chỉnh, thay đổi quy mô thiết kế so với ban đầu, có dự án phải dừng thực hiện do chưa được GPMB, khu vực thực hiện dự án liên quan đến rừng phòng hộ;

Chưa dừng ở đó, tỷ lệ giảm giá thông qua đấu thầu trên địa bàn tỉnh thấp, chưa phát huy được tính cạnh tranh trong đấu thầu, việc tổ chức đấu thầu qua mạng không đảm bảo lộ trình theo quy định.

Ngoài ra, trong xử lý vi phạm hoạt động đấu thầu còn thiếu nghiêm túc, đơn vị đã để các nhà thầu có vi phạm các hành vi bị cấm được tiếp tục tham gia và trúng nhiều gói thầu (Công ty TNHH Trang Khuê; Công ty TNHH Thanh Việt; Công ty TNHH xây dựng Xuân Hương).

Chính vì vậy, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan có liên quan, UBND huyện Ia Pa chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra xử lý theo quy định đối với các vi phạm.

Trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư, đơn vị này còn để nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng quá hạn kéo dài với số tiền 50.348 triệu đồng, phải thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền 27.183 triệu đồng và số tiền 23.165 triệu đồng liên quan đến thẩm quyền xử lý của cơ quan Tòa án.

Trong đó cá biệt Công ty cổ phần xây dựng thương mại Bình An tạm ứng quá hạn 20.189 triệu đồng có nguy cơ khó thu hồi. Do đó, UBND tỉnh cần theo dõi, báo cáo quá trình giải quyết của cơ quan Tòa án đối với số tiền trên, đồng thời có biện pháp xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

Quỹ phát triển đất tỉnh cho các chủ đầu tư kéo dài thời gian thu hồi vốn ứng nhiều lần, không có cơ sở, đến nay còn phải thu hồi vốn ứng quá hạn với số tiền lớn là 136.722,752 triệu đồng.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, công tác quản lý nhà nước đối với nghiệm thu, thanh quyết toán còn nhiều tồn tại, thiếu sót, đến thời điểm thanh tra (tháng 12/2021), còn 254 dự án chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán theo quy định và còn 2 dự án chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ quyết toán vi phạm Điều 22 Thông tư 09/2016/TT-BTC.

Công tác quản lý chất lượng công trình chưa được quan tâm, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến tại một số chủ đầu tư còn vi phạm về trách nhiệm trong quản lý chất lượng công trình. Đến thời điểm thanh tra, tỉnh vẫn chưa bố trí vốn để xử lý nợ đọng với số tiền là 12.233,46 triệu đồng, vi phạm khoản c điểm 5 Điều 54 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong tổ chức thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, UBND tỉnh đã thiếu kiểm tra, giám sát, Chủ đầu tư đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện khắc phục các vi phạm với số tiền phải nộp về NSNN là 280 triệu đồng.

Ngoài ra, kết quả thanh tra 13 dự án đã phát hiện các vi phạm, tồn tại, hạn chế như: công tác lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán; áp dụng sai đơn giá, định mức, chế độ chính sách; biện pháp thi công, khối lượng chưa phù hợp làm tăng giá trị đầu tư...; dẫn đến giảm trừ khi quyết toán công trình hoàn thành với tổng số tiền là 3.212 triệu đồng.

Tuấn Anh

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: DN bị cấm vẫn tham dự và trúng nhiều gói thầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.