0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/03/2025 09:27 (GMT+7)

Giá dừa tăng phi mã

Theo dõi KT&TD trên

Trên thị trường, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Nguyên nhân chính từ nhu cầu của Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng do hạn hán.

Giá dừa tăng phi mã - Ảnh 1
Giá dừa đang tăng cao. Ảnh minh họa

Nhiều vựa thu mua dừa tại miền Tây đã đồng loạt báo giá dừa tươi sỉ tăng lên mức 150.000 đồng/chục (12 trái). Mức giá này cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp Tết.

Còn giá dừa khô lên 180.000-190.000 đồng một chục nhưng nông dân không có hàng bán.

Hiện, các thương lái lùng sục khắp các vườn dừa để thu mua, tuy nhiên, không đủ sản lượng cung cấp cho thị trường.

Trao đổi với báo Công Thương, ông Cao Bá Đăng Khoa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến giá dừa tăng cao.

Theo ông Khoa, những năm trước, giá dừa nguyên liệu không ổn định, được mùa mất giá, thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất thô, qua đường tiểu ngạch. Nhưng năm nay, giá tăng mạnh là do nhiều nhà đầu tư Trung Quốc thay vì mua nguyên liệu thô thì quay trở lại đầu tư chế biến sâu tại Việt Nam, họ chế biến nước cốt dừa, nước dừa cấp đông,… và nhiều sản phẩm bán nguyên liệu khác, từ đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện tại Việt Nam có khoảng 16 nhà máy nước ngoài và 35 nhà máy của Việt Nam chế biến sâu sản phẩm dừa nguyên liệu.

Bên cạnh đó, tại Indonesia – nơi có sản lượng dừa lớn nhất thế giới – vừa rồi bắt đầu áp thuế đối với dừa nguyên liệu thô xuất khẩu. Theo lộ trình, hướng tới trong năm nay họ sẽ cấm xuất khẩu dừa nguyên liệu nhằm ưu tiên cho các nhà máy nội địa trong Indonesia để đẩy mạnh chế biến sâu. Thông tin này làm cho các nhà đầu tư chế biến sâu dịch chuyển, tìm kiếm thị trường có vùng nguyên liệu tiềm năng, lâu bền, ví dụ như Việt Nam, Thái Lan…

Hiện Việt Nam vẫn đang còn bỏ ngỏ các chính sách thuế đối với dừa nguyên liệu xuất khẩu. Do đó, các thị trường như Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Trung Quốc và nhiều nhất là Thái Lan họ thu mua dừa nguyên liệu quả Việt Nam rất nhiều.

Ngoài yếu tố thời tiết, nguyên nhân lớn nhất đẩy giá dừa tăng là sự gia tăng thu mua từ thị trường Trung Quốc. Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Công ty Vina T&T, cho biết từ khi Trung Quốc ký nghị định thư cho phép nhập khẩu dừa từ Việt Nam, nhu cầu đã tăng vọt. “Hiện mỗi tháng, công ty chúng tôi xuất khẩu khoảng 30 container dừa sang Trung Quốc,” ông Tùng chia sẻ.

Không chỉ Trung Quốc, các nhà nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia và Mỹ cũng đang ráo riết thu mua dừa Việt. Sự cạnh tranh mạnh giữa các nước khiến giá liên tục lập đỉnh mới. Ông Khoa cho biết, ngoài thị trường truyền thống, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng bắt đầu quan tâm tới ngành dừa, đặc biệt sau khi Mỹ và Trung Quốc chính thức mở cửa nhập khẩu.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Giá dừa tăng phi mã. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Mở đợt cao điểm truy quét, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái
Thủ tướng đề nghị tập trung mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra từ 15/5 đến 15/6
Hà Nội: Tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai
Ngày 13/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 17, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 6 – Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an thành phố Hà Nội kiểm tra đột xuất một địa điểm tập kết hàng hóa tại khu đất đối diện ngõ 197 phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.