0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 05/03/2024 08:09 (GMT+7)

Gần 2.500 vụ viêc vi phạm pháp luật hải quan trong 2 tháng đầu năm

Theo dõi KT&TD trên

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.474 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính hơn 3.289,4 tỷ đồng.

Gần 2500 vụ viêc vi phạm pháp luật hải quan trong 2 tháng đầu năm
Lực lượng hải quan bắt giữ và xử lý hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Ảnh: Congly.vn

Tổng cục Hải quan, cho biết tình hình buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) trong tháng 02 và 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt tình hình vận chuyển trái phép pháo nổ có chiều hướng gia tăng do đây là tháng cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ lợi dụng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để cất giấu pháo nổ nhằm qua mắt các lực lượng chức năng, tập trung tại một số địa phương như Quảng Trị, Nghệ An, Lạng Sơn...

Trước tình hình trên, với vai trò Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cụ thể hóa và triển khai các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, nhằm cảnh báo, hướng dẫn địa phương về công tác kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn kiểm soát hải quan, như: cảnh báo về hoạt động buôn lậu cá chình Châu Âu; tăng cường kiểm soát ma túy trên tuyến đường biển; tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Triển khai Kế hoạch Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan năm 2024… Tham mưu Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC ngày 26/01/2024 quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

Kết quả, trong tháng 02/2024 (từ 16/01/2024 - 15/02/2024), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.222 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.671,7 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 8 vụ. Số tiền thu nộp NSNN: 67,6 tỷ đồng.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023 (từ 16/12/2023 - 15/02/2024), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.475 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 3.289,4 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 03 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 18 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước xấp xỉ 90,39 tỷ đồng.

Riêng về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý, theo đánh giá của ngành hải quan, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước châu Âu, châu Mỹ; tuyến đường bộ từ Lào thực hiện trung chuyển qua Việt Nam.

Bằng các nghiệp vụ, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng, công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý đã đạt được một số kết quả nhất định. Riêng trong tháng 02/2024, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên Phòng phát hiện, bắt giữ 29 vụ/12 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 23 vụ. Tang vật thu giữ gồm: 9,7 kg cần sa; 3,15 kg heroin; 30,4 kg ketamine; 119,43 kg ma túy tổng hợp.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2024 (từ 16/12/2023 đến 15/02/2024), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên Phòng phát hiện, bắt giữ 67 vụ/61 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 30 vụ. Tang vật thu gồm, 11,35 kg cần sa; 17,8 kg heroin; 43 kg và 900 viên ketamine; 145,89 kg và 03 viên ma túy tổng hợp; 3,99 gram và 50 viên ma túy khác.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Gần 2.500 vụ viêc vi phạm pháp luật hải quan trong 2 tháng đầu năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.