0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 06/01/2024 12:50 (GMT+7)

Dự kiến hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/202

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các phương pháp xác định; trường hợp, điều kiện áp dụng định giá đất. Ngoài ra dự kiến hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/2025

Quy định rõ các phương pháp xác định giá đất

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án khó, phức tạp, có nhiều chính sách quan trọng, nhạy cảm, có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình góp ý, hoàn thiện. Chính phủ đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các bộ, cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện các phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Chính phủ đầy đủ quá trình phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật theo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV (tháng 11/2023) và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Dự kiến hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/2025 - Ảnh 1
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), thể chế hóa đầy đủ các đường lối, chủ trương của Đảng về các chính sách có liên quan đến nội dung dự thảo Luật.

Nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, thực hiện nghiêm túc chủ trương phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật có quy định liên quan, nhất là thống nhất các quy định, thủ tục về cùng một vấn đề.

Dự kiến thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/2025

Về hiệu lực thi hành luật, thống nhất về dự kiến hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/2025 để đồng bộ với hiệu lực của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6; đề xuất về hiệu lực sớm hơn đối với quy định về hoạt động lấn biển và quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ nhất là ý kiến của các bộ, ngành; phối hợp với Bộ Tư pháp về tính thống nhất của hệ thống pháp luật đề xuất sửa đổi, bổ sung của các luật khác tại dự thảo Luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ về các đề xuất tiếp thu, chỉnh lý, thể hiện đầy đủ nội dung tiếp thu trong dự thảo Luật nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai thông thoáng, tạo điều kiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời có cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tránh thất thoát tài sản nhà nước, phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, tạo sự đồng thuận khi trình Quốc hội dự án Luật này vào tháng 01 năm 2024.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Dự kiến hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/1/202. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.