0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 11/06/2024 07:57 (GMT+7)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?

Theo dõi KT&TD trên

Việc sớm đưa Luật Đất đai mới vào cuộc sống là một nhu cầu cần thiết đối với nhiều quy định được thay đổi phù hợp với cuộc sống hiện nay. Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực cũng giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có những điều kiện nhất định để phát triển hơn trong tương lai.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có khoảng 900.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 97%, sử dụng 51% lao động và đóng góp hơn 40% vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho biết các DN vừa và nhỏ đang gặp khó khăn khi tiếp cận đất đai ở các địa phương so với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đối với một số địa phương có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, chế biến ra khỏi các đô thị nhằm tránh ô nhiễm, đảm bảo an toàn cháy nổ... đang gây khó khăn cho các DN vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm nơi di dời khi họ không thể vào được các khu, cụm công nghiệp bởi giá thuê đất cao.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?  
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đất nằm trong các khu/cụm công nghiệp rất thấp, chưa tới 3% doanh nghiệp siêu nhỏ, 8% doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp quy mô vừa gần 19%. Trong khi nhu cầu thuê đất đai tại các khu, cụm công nghiệp của các DN vừa và nhỏ đang rất lớn.

Chính vì thế, những thay đổi của Luật Đất đai mới cũng được nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ kỳ vọng sẽ được hưởng lợi.

Theo quy định mới tại Luật Đất đai 2024 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được có cơ hội tiếp cận quỹ đất cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trong đó, nổi bật là Luật Đất đai 2024 cho phép doanh nghiệp linh hoạt trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Việc trả tiền thuê đất hàng năm có thể là một bước lợi ích mới, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung khi chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp sẽ được kỳ vọng giảm một cách đáng kể. Từ đó, cũng một phần tác động tích cực đến lực người mua ở thị trường bất động sản vì đã góp một phần cho việc giảm giá nhà.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi được tiếp cận quỹ đất cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xem là một cơ hội lớn. Vì xuất phát các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm lực kinh tế không mạnh như các doanh nghiệp lớn trong thị trường. Vì nếu như việc giao đất, cho thuê đất thông qua cơ chế thị trường thì có thể dẫn đến thiệt thòi cho những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường với xuất phát điểm yếu hơn và nguồn vốn nhỏ hơn cũng như chưa có tiềm lực kinh tế vững mạnh.

Việc được tiếp cận quỹ đất cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai mới sẽ thúc đẩy tiềm lực kinh tế cũng như sự phát triển đồng đều hơn đối với các doanh nghiệp. Khi cơ hội về trả tiền thuê đất kinh doanh, sản xuất đã được thay đổi một cách linh hoạt.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.

Tin mới

Nghịch lý trong trải nghiệm cà phê chuỗi
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động với hàng loạt các hoạt động truyền thông rầm rộ, đặc biệt là trong các dịp Lễ Tết lớn.
Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động
Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.