0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/04/2025 15:56 (GMT+7)

Doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách

Theo dõi KT&TD trên

Tại hội nghị với Thủ tướng sáng 15/4, Bộ Tài chính cho biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đóng góp gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, năm 2024, tổng tài sản của 671 doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu gần 3 triệu tỷ đồng, tăng 61%; tổng doanh thu khoảng 3,3 triệu tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế đạt 227,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8%; và số tiền nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng, tăng 9%.

Doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách - Ảnh 1

Trong lĩnh vực công nghệ số, VNPT và MobiFone giữ vai trò tiên phong, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số cho Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp, đồng thời phát triển các sản phẩm số phục vụ khách hàng.

Viettel đang hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghệ toàn cầu, tiên phong trong chuyển đổi số, kiến tạo xã hội số và đóng vai trò nòng cốt trong phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Thứ trưởng Tâm cũng nhấn mạnh rằng nhóm "Big 4" ngân hàng lớn nhất Việt Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong nhiều năm qua. Vietcombank, Agribank… đã triển khai hệ thống ngân hàng số hiện đại, dễ sử dụng, tích hợp các giải pháp bảo mật tiên tiến.

Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn gặp nhiều hạn chế trong chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực, năng lực cạnh tranh và trình độ công nghệ còn thấp, trong khi công cụ quản trị kinh doanh chậm đổi mới, chưa làm chủ các công nghệ cốt lõi.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh rằng, để DNNN thực sự dẫn đầu trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần có những bước đột phá. Điều này bao gồm hoàn thiện các quy định, cụ thể hóa cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 57-NQ/TW; cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách về chuyển đổi số; đồng bộ hóa các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đầu tư vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và hạ tầng thông minh.

Cần tập trung tái cơ cấu ngành và lĩnh vực, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với DNNN trong nông nghiệp, cần chuyển từ tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp, ưu tiên mô hình tuần hoàn và phát thải carbon thấp.

Trong lĩnh vực dịch vụ, DNNN nên tận dụng công nghệ hiện đại để phát triển ngành có hàm lượng tri thức cao, đồng thời xây dựng các trung tâm du lịch với sản phẩm chất lượng, có thương hiệu.

Cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho doanh nghiệp công nghệ nội địa để nội địa hóa các nền tảng số như Cloud, AI, Big Data…, kèm theo chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Đồng thời, cần tạo cơ chế giúp DNNN tiếp cận Quỹ Đầu tư công nghệ, Quỹ Đầu tư mạo hiểm để thử nghiệm công nghệ mới, đổi mới mô hình hoạt động. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách tiền lương linh hoạt, phù hợp với thực tế thị trường.

Cần xây dựng chương trình khung chỉ đạo doanh nghiệp công nghệ trong nước hợp tác với DNNN để triển khai các giải pháp chuyển đổi số đồng bộ, đảm bảo an toàn dữ liệu, năng lực bảo mật và khả năng chống tấn công mạng.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh rằng, trong thời gian tới, các DNNN cần ưu tiên nguồn vốn để thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình cụ thể. Việc hợp tác với doanh nghiệp công nghệ số trong nước sẽ giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các công nghệ nền tảng như Cloud, AI, Big Data…, đồng thời thúc đẩy đầu tư vào các dịch vụ mới như 5G và AI. Ngoài ra, cần xây dựng hạ tầng mạng lưới bền vững, phòng chống thiên tai và phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp sản xuất, công nghệ cao.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành và cơ quan đại diện chủ sở hữu cần tập trung nguồn lực quốc gia cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam sẽ có tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp đạt đẳng cấp quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong khi Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ dành ít nhất 15% ngân sách nhà nước để phục vụ nghiên cứu các công nghệ chiến lược.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

PGBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thường trực
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - mã chứng khoán: PGB) vừa thông báo quyết định của Hội đồng quản trị về việc tiếp nhận và bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương làm Phó tổng giám đốc thường trực. Thời hạn bổ nhiệm 3 năm từ ngày 14/7.
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà tăng ấn tượng
Tuy nhiên, việc chủ động thích ứng, đẩy mạnh khai mở thị trường, thay đổi cách làm được nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công. Nhờ vậy, bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ghi nhận đà phục hồi vững chắc.
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng SeABank phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tin mới

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế và các công ty liên quan
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các công ty có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; khởi tố 18 bị can.
Tiêu dùng thông minh lên ngôi trong kỷ nguyên số
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng được định hình bởi công nghệ số, hành vi tiêu dùng của con người đã trải qua những thay đổi căn bản. Khái niệm "tiêu dùng thông minh" không còn là xu hướng mà đã trở thành lối sống tất yếu của đa số người tiêu dùng.
Đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình chuyển đổi số và bảo đảm an ninh hệ thống thanh toán. Việc đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống được cho là sẽ tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Ngành bán lẻ đang định hình lại trải nghiệm người tiêu dùng
Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, ngành bán lẻ toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng sâu sắc. Những thay đổi này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ mới mà còn thể hiện ở cách thức hoàn toàn khác biệt trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch.