0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 19/12/2022 15:30 (GMT+7)

Điều gì đang chờ đợi các nhà đầu tư bất động sản vào năm 2023?

Theo dõi KT&TD trên

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản vào năm 2023 dự kiến sẽ có nhiều biến động thông qua các tác động về kinh tế – chính trị và đặc biệt là nguồn vốn khó khăn hiện nay. Do đó các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để nắm bắt cơ hội và hạn chế thách thức từ thị trường.

Điều gì đang chờ đợi các nhà đầu tư bất động sản vào năm 2023? - Ảnh 1

Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã khuyến cáo 3 kịch bản và 5 rủi ro cho thị trường bất động sản 2023.

Thứ nhất, dự báo thị trường tiếp tục điều chỉnh theo hướng thu hẹp, thực chất hơn. Đây là phương án có khả năng xảy ra nhất. Trong bối cảnh các nguồn tiền không có đột biến, các chính sách cũng phải đến cuối năm 2023 mới được thông qua thì nhiều khả năng thị trường sẽ phát triển theo xu hướng này.

Góc nhìn tích cực hơn rơi vào kịch bản thứ hai có phần tích cực hơn. Thị trường đón chờ động năng mới nếu ban hành bộ ba luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản. Từ đó xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi và cùng với sự ổn định của tình hình trong và ngoài nước thì vốn nước ngoài tiếp tục "rót" vào Việt Nam.

Khi đó, vốn trong nước sẽ được kích hoạt và hấp thu để đón chờ một chu kỳ đi lên mới. Thị trường bất động sản vượt qua "điểm lõm" - ông Chung phân tích. Kịch bản này có thể xảy ra nhưng xác suất thấp vì có nhiều điều kiện nằm ngoài khả năng của nền kinh tế Việt Nam.

Kịch bản thứ ba, ông Chung cho rằng kinh tế thế giới khó khăn và kinh tế trong nước bị ảnh hưởng đồng thời với kinh tế vĩ mô diễn biến đi ngang. Thị trường bất động sản sẽ đi xuống do các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu không có khoản tiền đáp ứng yêu cầu trả lãi và tất toán, thị trường bất động sản bắt buộc phải điều chỉnh giảm để cơ cấu lại thị trường. Theo ông Chung, kịch bản này khó xảy ra nhưng không phải không thể xảy ra.

Thêm một yếu tố cần tính đến là rủi ro kinh tế vĩ mô. Ông Chung cho rằng, cần chú ý đến lạm phát, lãi suất và tỷ giá; tín dụng đối với thị trường bất động sản; giải ngân vốn đầu tư công; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu...

Tiếp đó, thị trường bất động sản đang điều chỉnh theo hướng đi xuống. Nếu không có chính sách nào đặc biệt, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống cho tương ứng với khoản tài chính đã bị rút khỏi hiện trường do các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. ông Chung nhận định.

Rủi ro thứ 4 được chuyên gia này chỉ ra là đối tác. Ngoài những rủi ro như các năm, hiện nay xuất hiện thêm rủi ro phái sinh là một số doanh nghiệp bị phong tỏa tài sản do liên quan đến các doanh nghiệp đang gặp các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác đang có những diễn biến tài chính khó khăn...

Thứ năm là rủi ro chính sách. Theo ông Chung, các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá… nếu thay đổi theo hướng tăng cao hơn nữa sẽ tác động đến thị trường bất động sản.

Đặc biệt, trong năm 2023, Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ được thông qua. Trong đó, thuế nhà đất (hoặc thuế tài sản) sẽ được đưa ra và thị trường bất động sản - một khách hàng tiềm năng của các luật này, sẽ bị ảnh hưởng. Chính sách đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân có định hướng hỗ trợ mạnh cho thị trường bất động sản hay không…

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong năm 2023 và giai đoạn đến 2030, nhiệm vụ rất quan trọng của các tổ chức tài chính là phát triển đa dạng, đầy đủ các nguồn tài chính cho thị trường bất động sản.

Điều gì đang chờ đợi các nhà đầu tư bất động sản vào năm 2023? - Ảnh 2

Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, thị trường bất động sản năm nay phát triển khá bất thường, có sự khác biệt so với thế giới và khu vực.

Ông Lực cho rằng, có 4 nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt này. Cụ thể, thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng; doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều; đầu cơ và cuối cùng là tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.

Theo đó, TS. Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay có 6 vấn đề tác động lớn đến thị trường bất động sản bao gồm: Kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thu nhập, tỷ giá tác động rất mạnh; vấn đề pháp lý và thách thức trong vấn đề quản lý; vấn đề về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; yếu tố tài chính: thuế phí. Cùng đó còn có các vấn đề liên quan tới nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ các kênh vốn khác (huy động vốn cộng đồng…); vấn đề về các thông tin dữ liệu, tính minh bạch của thị trường và vấn đề cuối cùng là liên quan đến cung cầu và giá mua bán trên thị trường.

Bên cạnh đó, Từ nay đến cuối năm và sang năm 2023, ông Lực cho rằng, thị trường bất động sản vẫn phải đối mặt với 5 thách thức.

Cụ thể, Thứ nhất là kinh tế thế giới và Việt Nam phục hồi còn nhiều bấp bênh. Điều này sẽ tác động đến thương mại, đầu tư và du lịch, bất động sản,…

Thứ hai là giá năng lượng, nguyên vật liệu hiện nay vẫn ở mức cao và sẽ còn tăng. Theo ông Lực, nhiều doanh nghiệp xây dựng, xây lắp và bất động sản cho biết, dòng vốn đang tồn đọng trong thị trường bất động sản tương đối lớn. Tức là doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau.

"Cụ thể, có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản. Một phần lý do là do giá nguyên vật liệu tăng cao", vị này nói.

Thứ ba, Chính phủ, cơ quan quản lý chỉ đạo kiểm soát, rà soát thị trường trái phiếu doanh nghiệp (sửa đổi Nghị định 153 (2020), Nghị định 156 ... theo hướng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó là Thông tư 16/TT-NHNN (2021), sửa đổi Thông tư 39/TT-NHNN (2016) nhằm kiểm soát tín dụng, đầu tư của các tổ chức tín dụng vào bất động sản, trái phiếu bất động sản,…

Thứ tư, nguồn cung chưa dồi dào ngay. Giá bất động sản (đất nền, chung cư,...) còn cao và khó đoán định được việc liệu có điều chỉnh hay không.

Thứ năm, vấn đề đánh thuế bất động sản cũng vừa được đưa ra nên sẽ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng,… Tuy nhiên, Nghị quyết 18 cũng đã nêu rõ, chỉ đánh thuế đối với những trường hợp đầu cơ và những người có bất động sản thứ 2 trở đi,…

Ở phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS Group nhận định, bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại giống như một mớ "tơ vò", không thể khẳng định được đang diễn biến tốt hay xấu.

Theo ông Tuyền, có ba nguyên nhân chí tử dẫn đến thực trạng thị trường bất động sản như hiện nay, đó là pháp lý, tín dụng và mức giá tăng nóng. Từ ba yếu tố này, thị trường đến năm 2023 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực. Bởi, khả năng pháp lý được tháo gỡ là cao. Từ giờ đến cuối năm vẫn có đợt tín dụng mới cho các dự án tốt, đến năm 2023 sẽ lại có room tín dụng mới.

Theo dự báo của Chủ tịch BHS Group, trong thời gian tới, các bất động sản phụ vụ nhu cầu thực như chung cư tại các thành phố lớn, NOXH, nhà ở cho công nhân,… sẽ lên ngôi. Ngược lại, những sản phẩm đầu cơ như hiến đất làm đường, phân lô tách sổ đất rừng,… hết đất diễn.

Những bất động sản triệu đô như biệt thự biển hoặc những bất động sản nghỉ dưỡng có giá trị cao sẽ còn phải “nghỉ ngơi” thêm một thời gian. Trong khi đó, những dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư và đã tính được tiền sử dụng đất và những dự án vàng trong năm tới.

Bạn đang đọc bài viết Điều gì đang chờ đợi các nhà đầu tư bất động sản vào năm 2023?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP. Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nhận được sự quan tâm đặc biệt của người mua ở thực và nhà đầu tư.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...

Tin mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.
Nâng cao nhận thức: Con đường nâng tầm cho chè Việt
Với tiềm năng to lớn và vị thế hàng đầu thế giới, ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, để nâng tầm giá trị, cần giải pháp đồng bộ từ sản xuất bền vững, chế biến sâu đến xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.
Show diễn Kiss of The Sea (Phú Quốc) đạt Giải thưởng xuất sắc
Ngày 20/11/2024, show công nghệ đa phương tiện Kiss of The Sea (Nụ hôn của Biển Cả) tại Sunset Town, Phú Quốc đã vinh dự được trao giải xuất sắc Outstanding Achievement- tại Giải thưởng Thea lần thứ 31 của Hiệp hội giải trí theo chủ đề trên toàn thế giới- TEA (Themed Entertainment Association).
TP. Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nhận được sự quan tâm đặc biệt của người mua ở thực và nhà đầu tư.
Chanh đào ngâm mật: Thức uống vàng cho sức khỏe
Viêm họng luôn là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà ai cũng từng trải qua, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Những cơn ho kéo dài, cổ họng ngứa rát và khó chịu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam vươn xa
Thị trường Halal toàn cầu, với giá trị dự kiến đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng và tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp hàng đầu, nếu tận dụng tốt lợi thế và vượt qua thách thức.
Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm?
Để có đủ điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm, các tổ chức cần phải có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Do đó HACCP là một trong những hệ thống giúp doanh nghiệp đạt được những điều kiện và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.