0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 02/03/2023 14:27 (GMT+7)

Có hay không việc Hưng Vượng Developer sử dụng sai mục đích phát hành trái phiếu?

Theo dõi KT&TD trên

Hưng Vượng Developer bị nghi ngờ sử dụng sai mục đích phát hành trái phiếu khi thu về gần 600 tỷ đồng, nhưng đầu tư tài chính dài hạn gần như đứng im ở mức 1.277 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty cho vay cá nhân 310 tỷ đồng.

Có hay không việc Hưng Vượng Developer sử dụng sai mục đích phát hành trái phiếu?
Hưng Vượng Developer đã phát hành lô trái phiếu trị giá 600 tỷ đồng với mục đích sở hữu dự án Hodota tại Bình Thuận.

Muốn dùng 600 tỷ từ trái phiếu cho M&A nhưng đầu tư tài chính dài hạn đứng im

Một trong những thương vụ thâu tóm được chú ý nhất trong thời gian qua chính là Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát (HTP) tăng vốn mạnh mẽ để mua lại Công ty Cổ phần Hưng Vượng Developer.

Công ty Cổ phần Hưng Vượng Developer thành lập ngày 22/4/2020 với người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Duong Hai Ngoc (quốc tịch Mỹ). Ngành nghề chính của công ty là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.

Hưng Vượng Developer còn là công ty mẹ, sở hữu 61,9% cổ phần Công ty Danh Việt, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Hưng Vượng Developer gây chú ý bởi đợt trái phiếu phát hành năm 2021. Mục đích của đợt phát hành là thâu tóm công ty. Thế nhưng, giá trị đầu tư tài chính dài hạn của Hưng Vượng Developer lại gần như đứng im. Trong khi đó, công ty cho vay cá nhân 310 tỷ đồng. Bên đi vay trùng tên với lãnh đạo cũ của công ty.

Cụ thể, ngày 2/8/2021, Hưng Vượng Developer đã phát hành 6.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Như vậy, lô trái phiếu này trị giá tương đương 600 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định là những đơn vị thu xếp.

Lô trái phiếu được phân phối cho 102 nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp trong nước, có kỳ hạn 18 tháng, lãi suất 12%/năm. Mục đích của đợt phát hành trái phiếu là dùng để thực hiện nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của Công ty Cổ phần Cổ Kim Mỹ Nghệ - chủ đầu tư dự án Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (dự án Hodota).

Cần phải nhấn mạnh 100% cổ phần Cổ Kim Mỹ Nghệ, cùng quyền sử dụng đất của 42 thửa đất tại dự án Hodota (được định giá 801 tỷ đồng), cũng được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho 600 tỷ đồng trái phiếu mà Hưng Vượng Developer phát hành.

Có hay không việc sử dụng sai mục đích phát hành trái phiếu?

Tại ngày 31/12/2021, đầu tư tài chính dài hạn tại Hưng Vượng Developer là 1.277 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020. Trong khi đó, Hưng Vượng Developer muốn dùng toàn bộ 600 tỷ đồng từ trái phiếu để thâu tóm Cổ Kim Mỹ Nghệ.

Mặt khác, trong năm 2021, Hưng Vượng Developer phát sinh 310 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn. Con số này hồi cuối năm 2020 chỉ là 0 đồng. Đây là số tiền mà Hưng Vượng Developer cho ông Hồ Quang Tâm vay theo hình thức tín chấp. Mục đích cho vay là phục vụ cho hoạt động kinh doanh của bên vay. Khoản vay có kỳ hạn 6 tháng và lãi suất lên đến… 20%. Đáng chú ý, từ ngày 10/8/2021, Hưng Vượng Developer có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật là ông Hồ Quang Tâm.

98,8% tài sản nằm ngoài công ty, hoạt động cầm chừng

Hưng Vượng Developer có vốn và tài sản ngàn tỷ. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đã nằm ngoài công ty, góp phần khiến Hưng Vượng Developer chỉ hoạt động cầm chừng với doanh thu, lợi nhuận rất khiêm tốn.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, Hưng Vượng Developer ghi nhận 593 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn (tăng mạnh so với 7 tỷ đồng của năm 2020) và 1.277 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn. Như vậy, tổng số tiền được chuyển ra khỏi công ty đạt 1.870 tỷ đồng, chiếm… 98,8% tổng tài sản.

Vì vậy, dòng vốn dành cho công ty hoạt động rất khiêm tốn. Năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ là 3,1 tỷ đồng, công ty thậm chí còn không phát sinh chi phí bán hàng. Trong khi đó, chi phí tài chính cao nhất đạt 27,3 tỷ đồng. Tất cả trong số này đều là tiền trả lãi.

Dòng tiền vào khiêm tốn, dòng tiền ra cũng bé tí hon, chỉ đạt 49,8 tỷ đồng, tăng so với 0 đồng hồi năm 2020. Kết quả là năm 2021, công ty chỉ lãi 3,6 tỷ đồng dù đã tăng gấp đôi so với năm 2020.

Bạn đang đọc bài viết Có hay không việc Hưng Vượng Developer sử dụng sai mục đích phát hành trái phiếu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.