0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 07/07/2025 19:46 (GMT+7)

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian gần đây, tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều các câu lạc bộ Poker. Các đơn vị này thường xuyên tổ chức giải đấu theo hình thức bán vé tham dự, với mức phí dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.

Người chơi thi đấu giành thứ hạng để nhận thưởng, trong nhiều trường hợp là tiền mặt. Tình trạng trên khiến nhiều người dân đặt câu hỏi: Chơi Poker như vậy có hợp pháp không? Đâu là ranh giới giữa một giải đấu trí tuệ và hành vi đánh bạc?

Poker, hay còn gọi là xì tố hoặc xì phé, là một trò chơi bài trong đó người chơi đặt cược dựa trên sức mạnh của bộ bài mà họ được chia, một phần hoặc toàn bộ bài có thể được giữ kín. Theo Bộ Công an, từ năm 2014, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Thể thao Bridge & Poker Việt Nam, đồng thời công nhận Poker là một môn thể thao trí tuệ được quản lý theo hệ thống pháp luật về thể dục thể thao.

Việc tổ chức các giải đấu Poker tại Việt Nam hiện nay phải tuân thủ Thông tư số 09/2012/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng cùng các quy định của Hiệp hội Thể thao Bridge & Poker Việt Nam.

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Pocker được công nhận là một môn thể thao trí tuệ, nhưng lợi dụng để đánh bạc là phạm pháp.

Cụ thể, một giải đấu Poker hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện: Được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền; tổ chức đúng phạm vi được phê duyệt, không mở rộng trái phép và công khai thông tin giải đấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Các cá nhân, tổ chức chỉ được phép tổ chức trò chơi này dưới hình thức tournament – giải thi đấu và có mua vé tham gia (buy-in), nhằm mục tiêu giao lưu, rèn luyện và cọ xát trình độ.

Nguồn thu từ lệ phí tham dự được sử dụng để chi trả chi phí tổ chức, phần còn lại dành cho giải thưởng và phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp đầy đủ theo quy định pháp luật.

Bộ Công an khẳng định, việc các câu lạc bộ Poker tổ chức các giải đấu theo mô hình nêu trên là hợp pháp, chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp phép và quản lý tài chính.

Ngược lại, nếu người chơi tham gia Poker dưới hình thức dùng tiền thật để đặt cược hoặc mua phỉnh đổi tiền mặt, ngoài phạm vi tổ chức giải đấu được cấp phép, thì hành vi đó sẽ bị coi là đánh bạc trái phép.

Các hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo Điều 321 Bộ luật Hình sự về tội "Đánh bạc", và Điều 322 về tội "Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc".

Trong bối cảnh các mô hình câu lạc bộ Poker phát triển mạnh, Bộ Công an khuyến nghị người dân cần phân biệt rõ giữa Poker hợp pháp dưới dạng giải đấu thể thao trí tuệ và Poker mang tính đánh bạc sát phạt bằng tiền. Việc tham gia hoặc tổ chức các hoạt động Poker không tuân thủ quy định pháp luật có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Kim Quyên

Bạn đang đọc bài viết Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/7/2025
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 được thông qua ngày 29/6/2024 và sẽ có hiệu lực chính thức từ 01/7/2025. Trước thời điểm Luật chính thức có hiệu lực, ngày 25/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2025/NĐ-CP hướng dẫn về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để đạt tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng vừa ban hành công điện chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và hướng đến mức hai con số.

Tin mới

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Thời gian gần đây, tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều các câu lạc bộ Poker. Các đơn vị này thường xuyên tổ chức giải đấu theo hình thức bán vé tham dự, với mức phí dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.
Hút vốn ngoại từ cải cách đầu tư
FDI vào Việt Nam nửa đầu năm đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Chính sách ưu đãi, cải cách đơn giản hoá thủ tục và mô hình “một cửa” được kỳ vọng tiếp tục hút vốn ngoại trong thời gian tới.