0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 12/12/2024 13:56 (GMT+7)

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%

Theo dõi KT&TD trên

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%
Ảnh minh họa.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6% và tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 8,9% và tăng 7,7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 2,1% và tăng 7,1%. Cùng đó, ngành khai khoáng giảm 3,3% và giảm 4,3%.

Ước tính 11 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 10,5%; công nghiệp khai khoáng tăng 0,3%.

Hầu hết các ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 26,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,8%; sản xuất trang phục tăng 8,6%; chế biến thực phẩm tăng 8,1%; sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,7%.

Ngược lại, có hai ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ là: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 4,4%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 1,7%. Bên cạnh đó, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 11/2024 tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%.

Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,1% (trong đó sản xuất chế biến thực phẩm giảm 19,2%; dệt giảm 8,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 6,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,9%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%; ngành khai khoáng tăng 18,2%.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.
Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.