0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 13/03/2023 08:54 (GMT+7)

Cận cảnh sự hoang tàn tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2)

Theo dõi KT&TD trên

Đã 15 năm kể từ khi được phê duyệt, dự án KĐT sinh thái Đồng Mai vẫn im lìm bất chấp yêu cầu CĐT khẩn trương thực hiện dự án từ phía UBND TP.Hà Nội.

Đầu tháng 3/2023, Nhóm PV Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường đã có mặt tại khu dự án thuộc Phường Đồng Mai, Yên Nghĩa (Hà Đông). 15 năm kể từ khi được phê duyệt, dự án vẫn chỉ là vùng "đồng không mông quanh", cỏ mọc um tùm.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 1
Toàn cảnh dự án KĐT sinh thái Đồng Mai vẫn chỉ là bãi đất trống im lìm, cỏ mục um tùm.

Ngoài một phần nhỏ diện tích dự án đã thực hiện xong việc san lấp mặt bằng thì phần lớn diện tích còn lại của dự án vẫn được người dân tận dụng trồng lúa hoa màu.

Trước đó năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành quyết định thu hồi khoảng hơn 225ha đất tại các xã: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, TP Hà Đông (nay là các phường: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, quận Hà Đông); và giao Công ty Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 2
Dự án được ngăn cách với khu dân cư hiện hữu nhờ barie và chốt bảo vệ.

Sau khi sáp nhập, UBND TP.Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị, do đó dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp. Trên cơ sở đó, Công ty Phong Phú đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch Cụm Công nghiệp Đồng Mai và điều chỉnh chức năng từ cụm công nghiệp thành khu đô thị Đồng Mai.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 3
Chủ đầu tư mới thực hiện san lấp mặt bằng một phần nhỏ của dự án.

Đến ngày 11/8/2013, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 để Công ty Phong Phú thực hiện các bước chuyển đổi sang xây dựng đô thị.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 4
Khu nhà điều hành dự án im lìm.

Cụ thể hóa hơn, đến ngày 21/5/2015 UBND TP Hà Nội chính thức có quyết định 2282/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500, với tổng diện tích khoảng 214ha, dân số 10.094 người.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 5
Phía xa là khu nhà tạm dành cho công nhân xây dựng đã bị bỏ hoang từ lâu.

Sau khi có quy hoạch chi tiết, tưởng rằng dự án sẽ được triển khai thì đến ngày 29/05/2018 UBND TP.Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000, mà cụ thể hơn là điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 trước đó.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 6
Phía ngoài dự án là tấm bảng thông tin giới thiệu đã bạc màu theo thời gian.

Thế nhưng, đến nay dự án vẫn chỉ là trên giấy và những lần điều chỉnh quy hoạch. Cử tri Hà Nội không chỉ kiến nghị thành phố đôn đốc CĐT thực hiện dự án mà cũng nghi ngờ về năng lực của CĐT là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú bởi dự án đã hơn 10 năm vẫn án binh bất động.

[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 7
Đằng sau những lời quảng cáo về đại đô thị cùng nhiều tiện ích đi kèm chỉ là một khu nhà lụp xụp nằm giữa cánh đồng.
[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 8
Phần lớn diện tích của dự án vẫn được người dân tận dụng trồng lúa, hoa màu.
[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 9
Dự án nằm cạnh kênh thủy nông Trung tế nước màu đen bốc mùi hôi thối nồng nặc.
[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 10
Nằm đối diện phía bên kia dự án là nghĩa trang nhân dân.
[CHÙM ẢNH] Cận cảnh sự hoang tàn, nhếch nhác tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2) - Ảnh 11
Phối cảnh chung của dự án KĐT sinh thái Đồng Mai.

Còn nữa...!

Tài nguyên đất đang bị sử dụng lãng phí

Ngày 9/3, phát biểu tại Tọa đàm Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam Tọa đàm, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi Trường cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong cả nước. Với vai trò và chức năng nhiệm vụ của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".

Theo Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, phải mất hàng triệu năm phong hóa mới có thể hình thành được lớp đất màu mỡ, phì nhiêu. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều diện tích đất phì nhiêu, bờ xôi ruộng mật bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách bất hợp lý và lãng phí.

"Trong khi nhiều quốc gia phải mua đất để canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thì chúng ta lại sử dụng một cách lãng phí tài nguyên đất. Vậy phải làm thế nào để khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chúng ta vẫn giữ được lớp đất phì nhiêu quý giá ấy?. Đây là một trong số những vấn đề mà VIASEE muốn góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)", PGS.TS Trương Mạnh Tiến đặt vấn đề.

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh sự hoang tàn tại KĐT sinh thái Đồng Mai (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Lập quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai mới
Ông Bùi Hữu Tuấn công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã. Thị xã này là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng và đang tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch chung theo quy định, dự kiến năm 2025 sẽ được phê duyệt.

Tin mới

Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề
Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.
Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.
Đồng Nai: Không có giấy phép môi trường, Công ty TNHH Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định số 2568/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Con Cò Vàng (địa chỉ trụ sở tại Lô 5, đường số 1, Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) với số tiền 320 triệu đồng.
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vĩnh Phúc không đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: UBND huyện Bình Chánh có nhiều thiếu sót tại dự án Hương lộ 4
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 739/KL-TTr liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, quản lý quỹ đất sau bồi thường tại dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.