0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/03/2025 06:59 (GMT+7)

Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?

Theo dõi KT&TD trên

Bắt đầu tư ngày 28/2/2025, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp… có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên và số tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Vậy làm cách nào để những trường hợp này biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49 quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2025.

Theo quy định mới của Chính phủ, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên và đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày thì bị tạm hoãn xuất cảnh. Nghị định này quy định về áp dụng ngưỡng tiền thuế nợ, thời gian nợ trong các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và việc thông báo áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?
Trước khi xuất cảnh, người nộp thuế cần xác nhận thông tin từ cơ quan thuế và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem mình đã được huỷ bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh chưa. (Ảnh: C.D. K.H).

Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nợ thuế từ 500 triệu đồng trở lên và số tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày cũng thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

Ngoài ra, biện pháp này còn áp dụng với cá nhân, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có số tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định và sau thời gian 30 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam có số tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

Vậy cách nào để cá nhân, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã… biết mình đang trong trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, bị tạm hoãn xuất cảnh cũng như trách nhiệm của cơ quan thuế?

Luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội phân tích. theo Nghị định, cơ quan Thuế phải có trách nhiệm thông báo ngay cho cá nhân về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh bằng phương thức điện tử qua tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế.

Trường hợp không gửi được thông báo bằng phương thức điện tử, cơ quan quản lý thuế thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người nộp thuế về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện tạm hoãn xuất cảnh.

Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan quản lý thuế ban hành ngay thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Nghị định nêu. Từ đó cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bằng việc truyền nhận dữ liệu số giữa hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã… để tránh rơi vào tình huống bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế thì điều đầu tiên cần xác định mình có nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên và đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày không.

Một cách khác, thực hiện tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Truy cập trang web: https://www.gdt.gov.vn, sau đó vào mục "Dịch vụ công", chọn "Công khai thông tin người nộp thuế", sau đó chọn "Thông báo về xuất cảnh". Bước tiếp theo, nhập mã số thuế cá nhân và nhấn "Tra cứu" để xem thông tin về tình trạng nợ thuế và khả năng bị tạm hoãn xuất cảnh.

Khi nhận được thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh từ cơ quan thuế thì người nộp thuế có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế còn thiếu tại ngân hàng hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế. Yêu cầu xác nhận từ cơ quan thuế: Sau khi nộp thuế, đề nghị cơ quan thuế cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Luật sư Bùi Quang Thu hướng dẫn, trường hợp cơ quan thuế không thực hiện được bằng phương thức điện tử thì người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan này phải gửi thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bằng văn bản giấy.

Đề phòng phương thức điện tử bị lỗi và hình thức hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh bằng văn bản giấy từ cơ quan thuế đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh muộn hoặc thất lạc, người nộp thuế cần lưu ý về mặt thời gian, vì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế. Nên trước khi thực hiện xuất cảnh và trước 24h người nộp thuế phải xác nhận thông tin từ cơ quan thuế và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem mình đã được huỷ bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh chưa.

Khắc Hạnh

Bạn đang đọc bài viết Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước

Tin mới

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.