0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 06:45 (GMT+7)

Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 02/10, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau cho biết, đã thống nhất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng một số gói thầu Dự án Hồ chứa nước ngọt đến ngày 22/10/2023.

Đại diện Sở Xây dựng lý giải, đề xuất trên nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị liên quan khác có cơ sở thực hiện hoàn thành các công việc theo các hợp đồng đã ký. Trước đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chủ đầu tư có văn bản gửi Sở Xây dựng gia hạn thời gian thi công xây dựng dự án kéo dài đến ngày 30/4/2023, so với hợp đồng chậm 16 tháng nhưng không nhận được sự đồng ý.

Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng
Tại Lễ khởi công, nhà thầu cam kết công trình hoàn tháng tháng 12/2022.

Trước đó, ngày 08/01/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công công trình hồ chứa nước ngọt tại khu B3, B4 khu tái định cư – định canh xã Khánh An, huyện U Minh. Hồ chứa nước ngọt là hạng mục công trình thuộc Tiểu dự án 8 “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm – rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau” của Dự án chống chịu khí hậu bền vững và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án ICRSL), được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới.

Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng
Để thực hiện dự án, tỉnh Cà Mau giành 102ha đất cùng vốn đầu tư 184 tỷ đồng.

Dự án hồ rộng 102ha, tổng đầu tư 184 tỷ đồng. Đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với diện tích mặt thoáng hồ 60ha, dung tích hồ 3,85 triệu m3. Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Thới Bình – Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Cà Mau, thời gian thi công dự kiến trong 01 năm. Tại buổi lễ khởi công, nhà thầu cam kết đến tháng 12/2022 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 người dân ở huyện U Minh; ngoài ra, công trình còn trữ nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng và cung cấp một phần nước phục vụ sản xuất vào mùa khô, giúp giảm thiệt hại diện tích cây trái, hoa màu của người dân. Trong tương lai nếu được tiếp ngọt nguồn nước từ sông Hậu về thì hồ này có khả năng trữ nước phục vụ thêm cho khu vực các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và Khu công nghiệp Khánh An.

Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng
Nơi diễn ra lễ khởi công cũng là nơi thực hiện dự án.

Tuy nhiên, quá trình thi công chậm tiến độ đến hơn 9 tháng. Chủ đầu tư đề nghị gia hạn thêm 7 tháng nữa nhưng không nhận được sự đồng ý.

Bạn đang đọc bài viết Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.