0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 13/11/2024 18:02 (GMT+7)

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian vừa qua, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp ngày càng được hoàn thiện.

Công tác giải quyết thủ tục hành chính được triển khai đúng quy định, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính được quan tâm đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai đồng loạt, tích cực từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, hoạt động bán hàng đa cấp đến nay cơ bản đã được quản lý hiệu quả, chặt chẽ.

Trong khi hoạt động kinh doanh đa cấp hợp pháp được quản lý chặt chẽ, các hình thức biến tướng dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp vẫn còn diễn biến phức tạp. Các mô hình lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp để dụ dỗ, lôi kéo người tham gia vẫn còn tồn tại và gây dư luận không tích cực trong cộng đồng xã hội. Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã phối hợp tích cực với các cơ quan công an để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm liên quan đến mô hình kinh doanh đa cấp nhưng các loại hình này vẫn còn tồn tại và hoạt động ngày càng tinh vi, với nhiều hình thức biến tướng mới, đặc biệt là các hình thức biến tướng trên môi trường internet như tiền ảo, forex, đầu tư tài chính…

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, theo hướng đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ về an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (đặc biệt là đối với các trường hợp cấp phép mới), ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm an ninh trật tự, các biểu hiện trái với truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc;

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, quy định kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng đa cấp nhằm tiết kiệm nguồn lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong thực hiện thủ tục hành chính;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp;

- Tiếp tục triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các Sở Công Thương;

- Phối hợp tích cực với các cơ quan công an, cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bán hàng đa cấp; phối hợp, tập huấn cho cán bộ, công chức Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp.

Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng được Bộ trưởng giao triển khai các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ liên quan như: Tổng Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp; Vụ Pháp chế phối hợp trong công tác rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Văn phòng Bộ trong công tác tuyền thông, phổ biến pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong công tác triển khai các thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng yêu cầu triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó tập trung vào một số biện pháp:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; giám sát hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp trên địa bàn;

- Phối hợp tích cực với các cơ quan công an, cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bán hàng đa cấp; tập huấn cho cán bộ, công chức tại địa phương nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp.

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành chỉ đạo, nhiều địa phương đã có văn bản chỉ đạo triển khai như Kiên Giang, Cao Bằng, Đồng Nai…

Với việc triển khai đồng bộ, tích cực các giải pháp của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sẽ tiếp tục được Bộ Công Thương quan tâm quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa tối đa nguy cơ lợi dụng phương thức kinh doanh này để trục lợi bất chính.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước.

Tin mới

Hai nhà đầu tư cá nhân bị xử phạt gần 200 triệu đồng vì giao dịch “chui”
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính ông Hoàng Minh Anh Tú và bà Trần Thị Thùy Dương, với mức tiền phạt 187,5 triệu đồng do các vi phạm không đăng ký chào mua cổ phiếu ALT công khai theo quy định; không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với cổ phiếu SMT.
SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước.
Câu chuyện về thị trường trà detox và sức khỏe
Những năm gần đây, trà detox đã trở thành một phần không thể thiếu trong xu hướng chăm sóc sức khỏe của nhiều người. Với khả năng giải độc cơ thể, thanh lọc và cải thiện sức khỏe, trà detox đã chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng.
Bài toán nan giải từ rác thải nhựa ngành F&B
Sự phát triển nhanh chóng của ngành F&B, với sự bùng nổ của các chuỗi cửa hàng đồ uống, thức ăn nhanh, đã mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng kéo theo một hệ lụy đáng lo ngại: lượng rác thải nhựa khổng lồ từ bao bì dùng một lần.
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã là số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất cả các hãng xe ngoại để trở thành số 1 thị trường, đến từ chiến lược nhất quán về sản phẩm tốt nhất, mức giá tốt nhất, cùng chính sách hậu mãi xuất sắc nhất.
Nỗ lực gỡ khó cho “giấc mơ an cư” tại nhà ở xã hội
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.