0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 02/07/2023 15:48 (GMT+7)

Đã có 14 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phát điện thương mại

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến ngày 30/6/2023 đã có 55 nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phê duyệt giá tạm, trong đó 14 dự án đã phát điện thương mại...

14 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phát điện thương mại

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã có cập nhật các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được phê duyệt giá tạm. Theo đó, tính đến ngày 30/6/2023 đã có 55 nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phê duyệt giá tạm.

Cụ thể, 55 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp có tổng công suất 3.052,01 MW đã được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm. Trong đó, có 14 dự án đã hoàn thành thủ tục vận hành thương mại (COD), được phát điện thương mại lên lưới với tổng công suất 686,12 MW.

Như vậy, sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 29.6 đạt khoảng 74,6 triệu kWh. Trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.

EVN cũng cho biết, đến nay, có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851,86 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Trong đó có 59 dự án (tổng công suất 3.211,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21 ngày 7.1.2023 của Bộ Công thương).

Đã có 14 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phát điện thương mại
Đến nay đã có 55 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phê duyệt giá tạm.

15 dự án điện gió, điện mặt trời chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 58/59 dự án. Đến nay, có 20 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 37 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Như vậy, hiện vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Trong một diễn biến khác, EVN vừa có văn bản đề nghị Bộ Công thương hướng dẫn cách xử lý với các dự án năng lượng tái tạo chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu của cấp có thẩm quyền tại thời điểm COD.

Liên quan đến nội dung về kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các nhà máy điện gió, điện mặt trời, trong số 146 nhà máy điện gió và 147 nhà máy điện mặt trời nối lưới đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN có 85 dự án điện gió và 144 dự án điện mặt trời đã được công nhận vận hành thương mại và đưa vào vận hành toàn bộ/một phần nhà máy.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại còn 6 dự án/một phần dự án điện gió và 18 dự án/một phần dự án điện mặt trời chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; 125 dự án/phần dự án (gồm 27 dự án điện gió và 98 dự án điện mặt trời) tại thời điểm công nhận ngày vận hành thương mại vẫn chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Đã có 14 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phát điện thương mại
Hiện vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Liên quan đến tình hình phát triển nguồn cung ứng điện, mới đây Bộ Công Thương đã có văn bản lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam. Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất tổng công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt theo quyết định này trên toàn quốc được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại công sở được ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện.

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương cũng đề xuất hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt vào hệ thống điện đã được đấu nối theo quy định về hệ thống điện phân phối không phải thực hiện thoả thuận đấu nối. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt trước đây đáp ứng điều kiện là đối tượng của quyết định này thì được áp dụng quy định này.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng nêu rõ tổ chức, cá nhân đầu tư, lắp đặt, sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.

Bộ Công Thương đề nghị văn bản trả lời, góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi về Bộ Công Thương trước ngày 24/6/2023 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tại Quy hoạch Điện 8 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng trước, tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam được xác định khoảng 963.000 MW, trong đó, điện mặt trời mái nhà khoảng 48.200 MW.

Quy hoạch xác định ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu.

Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Đã có 14 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phát điện thương mại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.