0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 24/08/2023 07:20 (GMT+7)

Bất ngờ nhiều doanh nghiệp ngàn tỷ phải sang Ủy ban Quản lý vốn

Theo dõi KT&TD trên

Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), Giấy Việt Nam; Máy và thiết bị công nghiệp; Xây dựng công nghiệp Việt Nam... thuộc diện phải di chuyển theo đề nghị.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc chuyển giao các doanh nghiệp do Bộ quản lý về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều đơn vị có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng.

Nhiều đơn vị có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng thuộc diện phải chuyển khỏi Bộ Công Thương - Ảnh 1
Năm 2022, Habeco đạt doanh thu 6.938 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 517,5 tỷ đồng

Theo đó, Bộ này đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do Bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn 2022-2025.

11 doanh nghiệp đề xuất chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam;

Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty cổ phần Viện nghiên cứu dệt may; Công ty cổ phần Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong số 11 doanh nghiệp trên có nhiều đơn vị đạt doanh thu, lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng/năm. Điển hình trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của VEAM là 6.170 tỷ đồng; Habeco là 2.078 tỷ đồng; MIE là 584 tỷ đồng; Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỷ đồng...

“Ngoài việc đôn đốc các doanh nghiệp lập phương án sắp xếp các cơ sở nhà đất theo quy định, Bộ Công Thương cũng thực hiện quyết toán cổ phần hóa với các đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần’, Bộ Công Thương cho hay.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do Bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025. Việc này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Bất ngờ nhiều doanh nghiệp ngàn tỷ phải sang Ủy ban Quản lý vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.