0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 21/06/2023 14:24 (GMT+7)

Bamboo Airways đặt mục tiêu hết lỗ vào năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Để đạt được mục tiêu chấm dứt lỗ vào năm 2024, Bamboo Airways sẽ tiếp tục tăng tàu bay bằng việc thuê, mua tàu, nhưng phải đảm bảo hiệu quả.

Sáng 21/6, CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 Bamboo Airways hiện có 1.795 cổ đông trong đó có 51 cổ đông tham dự ĐHCĐ, đại diện 2.493.723 cổ phần có quyền biểu quyết, tương ứng 94,1% cổ phần của Bamboo Airways.

Trước ĐHCĐ thường niên, toàn bộ thành viên HĐQT đã từ nhiệm để bầu lại HĐQT khoá mới. Tại đại hội, Ban lãnh đạo Bamboo Airways đưa ra danh sách đề cử thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 7 thành viên.

Bamboo Airways đặt mục tiêu hết lỗ vào năm 2024 - Ảnh 1
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 Bamboo Airways

Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Trọng là Chủ tịch HĐQT của Bamboo Airways nhiệm kỳ trước; Ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm hiện là hai cổ đông lớn của Bamboo Airways, cựu thành viên HĐQT Bamboo Airways; Ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC,cựu thành viên HĐQT Bamboo Airways.

Ba thành viên mới được đề cử là ông Hideki Oshima, cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế của Japan Airlines thành viên đã được Bamboo công bố sẽ tham gia vào ban lãnh đạo từ trước; Ông Phan Đình Tuệ, hiện là thành viên HĐQT Sacombank và mới từ chức Phó Tổng giám đốc Sacombank và ông Trần Hoà Bình chưa xuất hiện trên truyền thông.

Toàn bộ 7 thành viên được đề cử đều được bầu vào HĐQT với tỷ lệ số phiếu bầu: Ông Nguyễn Ngọc Trọng 100%, ông Doãn Hữu Đoàn 100%, ông Lê Thái Sâm 100%, ông Hideki Oshima 100%, ông Lê Bá Nguyên 100%, ông Trần Hoà Bình 99,82% và ông Phan Đình Tuệ 99,7%.

Bamboo Airways đặt mục tiêu hết lỗ vào năm 2024 - Ảnh 2
Ông Nguyễn Minh Hải, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways. (Ảnh: Hạ An).

Ông Hideki Oshima (sinh năm 1962), quốc tịch Nhật Bản, là cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế và liên minh hàng không thuộc hãng Hàng không Japan Airlines. Còn ông Phan Đình Tuệ đã giữ chức Phó Tổng giám đốc Sacombank trong 11 năm, từ ngày 14/6/2012 cho đến nay. Ông cũng đã được bầu vào HĐQT của Sacombank trong đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 22/4/2022, nhiệm kỳ 2022-2026.

Tại đại hội, ông Lê Minh Hải - Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho biết, HĐQT đã giao mục tiêu cho ban lãnh đạo công ty "phải hoà hoặc có lãi vào năm 2024" chứ không phải là "hy vọng có hết lỗ nữa".

Ông Hải cũng cho hay, số lỗ 17.619 tỷ đồng ghi nhận năm 2022 là của cả một thời kỳ và đưa vào năm 2022 chứ không phải riêng năm này. Kết thúc năm 2022, Bamboo Airways đã hết giai đoạn hình thành và bây giờ sẽ phát triển.

"Đến thời điểm này, giá trị vốn điều lệ tại thời điểm tháng 5/2023 đạt 26.220 tỷ đồng, tỷ lệ vay nợ/tổng tài sản của Bamboo Airways là 0,7 lần", ông Hải nhấn mạnh.

Về chỉ số kỹ thuật, ông Hải lý giải chi phí/ghế CASK đã giảm từ 9,9 cent năm 2021 xuống còn 6,96 cent năm 2022 tức là Bamboo Airways đã giảm được chi phí mỗi ghế. Doanh thu trên mỗi ghế RASK tăng từ 4,37 cent lên 5,35 cent tức là tăng được doanh thu. Tuy nhiên, khi nào RASK lớn hơn CASK tức doanh thu lớn hơn chi phí thì mới có lãi.

Để đạt được mục tiêu chấm dứt lỗ vào năm 2024, ông Hải cho biết, Bamboo Airways muốn có lãi thì vẫn phảităng quy mô sản xuất, 30 tàu bay là không đảm bảo hiệu quả. Do đó, Bamboo Airways sẽ tiếp tục tăng tàu bay bằng việc thuê, mua tàu, nhưng phải đảm bảo hiệu quả.

"Giá tàu bay cho thuê hiện cao hơn và nguồn cung khan hiếm, rất may là trong năm 2021-2022, ban lãnh đạo Bamboo Airways đã chớp được cơ hội và nâng đội tàu bay lên 30 chiếc", ông Hải nói.

Tại đại hội, Cựu chủ tịch Bamboo Airways cũng thông tin thêm, từ năm 2024 trở đi, hãng đặt mục tiêu mỗi năm tăng 8-10 tàu bay để nâng đội bay lên 100 tàu.

Hoàng Anh

Bạn đang đọc bài viết Bamboo Airways đặt mục tiêu hết lỗ vào năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.