0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 14/02/2023 08:19 (GMT+7)

60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh

Theo dõi KT&TD trên

Kết quả này dự trên khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện đối với 603 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam với đa dạng các nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau.

60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh - Ảnh 1

Theo đó, đại diện JETRO Hà Nội cho biết, trong năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Việt Nam có lãi là 59,5%, tăng 5,2 điểm % so với năm trước.

Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ chỉ có 20,8%. Tuy tỷ lệ doanh nghiệp có lãi tại Việt Nam so với các nước ASEAN tương đối thấp, nhưng tỷ lệ này đều có sự gia tăng qua các năm. Nhóm doanh nghiệp có lãi lớn nhất là ngành chế tạo đạt 61,1%, nhóm ngành nghề phi chế tạo khiêm tốn hơn đạt 57,6%.

Kết thúc năm 2022, số doanh nghiệp Nhật Bản khẳng định họ có kết quả cải thiện là 47,6%, tăng 16,2% so với năm trước, trong khi chỉ có 22,6% doanh nghiệp cho biết kinh doanh suy giảm.

Về triển vọng lợi nhuận năm 2023, có đến 53,6% doanh nghiệp dự báo kết quả kinh doanh tại Việt Nam sẽ tăng trưởng, chỉ có 6,9% doanh nghiệp trả lời sẽ “suy giảm”.

Cũng theo đại diện Jetro, thị trường Việt Nam được đánh giá có những điểm mạnh, cụ thể, tính tăng trưởng của thị trường đạt 74,1% và quy mô thị trường hiện tại đạt 46,1%. “Đây được coi là những lợi thế hàng đầu trong môi trường kinh doanh, kỳ vọng cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường trong nước”, ông Takeo NAKAJIMA đánh giá.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, kinh doanh thuận lợi tại thị trường Việt Nam, đại diện Jetro kiến nghị, Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn tới việc cải thiện thủ tục hành chính và các chính sách về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Jetro cũng kỳ vọng, Việt Nam sẽ mở rộng thêm các trường đào tạo nghề về các ngành công nghiệp, kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn; hoàn thiện môi trường pháp lý để xúc tiến đổi mới sáng tạo; hoàn thiện hệ thống thông tin liên quan đến môi trường đầu tư của các địa phương Việt Nam (đặc biệt làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận); tạo nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể được đối thoại với cơ quan Chính phủ.

Bạn đang đọc bài viết 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng, dầu giảm sâu
Giá xăng RON 95-III giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.906 đồng/lít (giảm 1.210 đồng/lít).

Tin mới

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.