0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 27/03/2024 08:16 (GMT+7)

2 tháng đầu năm 2024 TNG lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố BCTC riêng tháng 2/2024, với doanh thu 348 tỷ đồng và lãi sau thuế 6 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 42% so với cùng kỳ năm trước.

2 tháng đầu năm 2024 TNG lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.  
2 tháng đầu năm 2024 TNG lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Theo đó, lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, Dệt may TNG ghi nhân doanh thu 871 tỷ đồng và lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,8% và 29% so với cùng kỳ 2023.

Tính đến cuối tháng 2/2024, tổng tài sản của Dệt may TNG đạt 5.227 tỷ đồng, tăng 1,48% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 253 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm; hàng tồn kho đạt 1.065 tỷ đồng, tăng 19% so với dầu năm.

Về tình hình đơn hàng, hồi tháng 1 vừa qua, Dệt may TNG đã nhận được loạt đơn đặt hàng may xuất khẩu với nhiều đối tác lớn như Nike, Adidas, Costco, Decathlon,...; qua đó, các nhà máy đã đủ việc cho đến hết 6 tháng đầu năm nay.

Đáng chú ý, Dệt may TNG cho biết hãng Decathlon hiện đang tăng cường đặt hàng để phục vụ cho Thế vận hội Olympic Mùa Hè diễn ra vào tháng 6/2024 tại Pháp. Dệt may TNG hiện là nhà sản xuất quần áo dệt thoi lớn nhất toàn cầu của Decathlon.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Dệt may TNG dự kiến sẽ triển khai thêm 45 dây chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân từ tháng 3. Qua đó, tăng thêm 15% tổng công suất và 20% số công nhân.

Tại thời điểm 29/02/2024, tổng tài sản của TNG đạt 5,228 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng so với đầu năm. Biến động do hàng tồn kho tăng 178 tỷ đồng lên 1,066 tỷ đồng, trong khi tiền và tiền gửi giảm 45 tỷ đồng xuống 253 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả là 3,526 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 151 tỷ đồng lên 1,970 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn đi ngang ở mức 818 tỷ đồng.

Trong diễn biến khác, AFC VF Limited báo cáo đã bán ra 621,300 cp TNG trong ngày 11/03, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6% (hơn 6.8 triệu cp) xuống 5.45% (6.2 triệu cp). Mục đích giao dịch là tái cơ cấu danh mục.

Tạm chiếu theo giá cổ phiếu TNG đóng cửa phiên 11/03 là 21,800 đồng/cp, ước tính AFC đã thu về 13.5 tỷ đồng sau khi bán số cổ phiếu trên.

Năm 2024, ban lãnh đạo Dệt may TNG đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ở mức 13%. Với tình hình đơn hàng hiện tại, nhiều tổ chức tài chính nhận định công ty có thể dễ dàng hoàn thành hoặc thậm chí là vượt mục tiêu đề ra; qua đó, thiết lập mức lợi nhuận cao kỷ lục mới.

Trong một diễn biến liên quan, Công ty Cổ phần TNG Land - công ty con của Dệt may TNG (sở hữu 86% vốn) vừa nhận được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tại Dự án Khu dân cư Đại Thắng (Khu đô thị Peace Village) từ UBND tỉnh Thái Nguyên.

Dự án này có quy mô 11,08 ha tại TP.Phổ Yên, bao gồm các sản phẩm đất nền, shophouse, nhà ở liền kề và nhà ở xã hội. Dự kiến dự án này sẽ được khởi công ngay trong tháng 4/2024 và hoàn thành, bàn giao vào tháng 4/2025.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết 2 tháng đầu năm 2024 TNG lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.